Bà bầu có nên ăn ốc không?

Người đăng: Hoang Vu on Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

Bà bầu có nên ăn ốc không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn ốc không chỉ giúp hồi phục sức khỏe, tăng cường quá trình tuần hoàn máu mà còn cung cấp một lượng lớn dưỡng chất cho cơ thể, mang lại nhiều lợi ích cho các thai phụ.

Bà bầu có nên ăn ốc không?

Thịt ốc có tính hàn, vị ngọt và có chứa nhiều dưỡng chất như đạm, B2, A, mỡ cacbua hydrat, sắt, canxi… Đặc biệt, ốc là nguồn cung cấp chất đạm và canxi dồi dào, tốt cho bà mẹ mang thai.
Trong ốc nhồi có chứa 1.357mg canxi, và 11,9g protein, còn ốc vặn chứa 1.356mg canxi và 12,2g protein.
Theo Đông Y, ốc còn là thực phẩm có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, lợi thủy. Đây là món ăn vừa bổ dưỡng mà lại phòng trị được nhiều bệnh như: chảy máu cam, phù thũng, táo bón, trĩ….
download (10)

Những lưu ý khi mẹ bầu ăn ốc

  • Ngoài nước gạo, mẹ bầu có thể ngâm ốc trong nước chanh, giấm hoặc nước ớt để ốc nhanh nhả hết các chất bẩn.
  • Những mẹ bầu đang gặp vấn đề về tiêu hóa không nên ăn ốc.
  • Dù ốc chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều. Trung bình chỉ nên ăn từ 1-2 bữa/ tuần.
  • Đặc biệt, mẹ bầu không nên ăn ốc chưa được nấu chín kỹ.
  • Để bảo đảm an toàn vệ sinh, tốt nhất mẹ bầu nên mua ốc và tự chế biến tại nhà. Ốc nên được ngâm trong nước gạo khoảng 1 tiếng để ra hết chất bẩn và loại bỏ những ký sinh trùng trong ốc.

Những món ngon từ ốc

Ốc dạ xào cay:
Thành phần:
– Ốc dạ: 1kg, mẹ nên chọn những con to đều, miệng ốc dày, vỏ hơi vàng
– Gia vị: Dầu ăn, muối, nước tương, sốt cà chua, rượu nhạt, hạt tiêu, gừng, tỏi, ớt,… Có thể thêm chút lá chanh và củ sả đập dập.
Chế biến:
– Rửa sạch ốc, sau đó ngâm trong nửa ngày với 3 muỗng lớn bột gạo, bột tẻ hay bột nếp đều được.
– Sau khi ngâm, rửa sạch lại ốc lần nữa, dùng dao chặt bỏ chóp nhọn của ốc (cho tới khi thấy một chút ruột ốc) để khi dùng sẽ dễ lấy ruột ốc hơn.
– Phi tỏi thơm với dầu ăn, sau đó cho các gia vị vào xào qua. Cho ốc vào đảo nhanh tay cho đều gia vị khắp bề mặt ốc ngay khi ốc chưa kịp nóng. Thêm hai chén nước, đậy nắp và chờ ốc sôi trong 10 phút. Nếu không thích cho nhiều nước, mẹ có thể thêm chút dầu ăn và đảo luôn tay.
Ốc xào me
Thành phần:
– Ốc mít, Me, Sả, Gừng, Tỏi, Bơ thực vật, Bột năng, Ớt bột,,Đường, Bột canh, Lá chanh
Chế biến:
– Ốc mít mua về ngâm vào thau nước gạo cho thêm ít muối ( có chút lá ổi sẽ tốt hơn) trong ít nhất 5-8 tiếng để ốc nhả hết cặn bã và nhớt.
– Me đem luộc cho chín mềm, bóc bỏ lớp vỏ rồi dằm nát với khoảng lưng bát ăn cơm nước, sau đó lọc bỏ bã và hạt qua một cái rây.
– Cho ốc vào chảo hỗn hợp đã sôi, đảo liên tục cho ốc được chín đều và thấm gia vị. Khi thấy vảy ốc rơi ra khỏi miệng ốc thì đổ bát bột năng pha sẵn (pha 1 thìa bột năng với khoảng nửa bát ăn cơm nước) vào đảo thêm khoảng 2 – 3 phút nữa cho gia vị thấm vào bên trong ruột ốc..
– Rắc thêm lá chanh thái chỉ vào rồi tắt bếp. Cho ốc xào me ra đĩa.
Ốc len xào dừa
Thành phần:
– Ốc len to, Cùi dừa, Xả, tỏi, rau răm, ớt, dầu ăn, muối, đường, hạt nêm.
Chế biến:
– Đem cùi dừa thái mỏng cho vào xay sinh tố + 1 thìa cà phê muối + 4 thìa cà phê đường + 1 thìa cà phê hạt nêm + 1/2 bát con nước, rồi xay nhuyễn để lấy nước cốt. Bạn có thể thực hiện cách làm ốc len xào dừa tại nhà đơn giản và nhanh chóng bằng cách mua nước cốt dừa ngoài siêu thị, tuy nhiên, như vậy món ăn sẽ giảm bớt độ tươi, thơm và ngậy.
– Cho dầu ăn vào chảo đun nóng rồi cho tỏi, xả băm nhỏ vào phi vàng, thơm.
– Cho hỗn hợp tỏi, xả phi vàng + xả đập dập + ốc len vào chảo xào qua rồi tiếp tục cho nốt nước cốt dừa vừa xay vào đun với lửa to tới khi sôi. Nêm thêm gia vị cho vừa miệng ăn là được. Vì ốc là thực phẩm nhanh chín lên khi ốc sôi bạn vặn lửa đun nhỏ thêm khoảng 2 phút
– Cuối cùng khi ốc đã chín bạn cho rau răm băm nhỏ + ớt băm nhỏ vào trộn đều là được, tắt bếp
Qua bài viết bà bầu có nên ăn ốc không của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Bạn chưa biết:

More aboutBà bầu có nên ăn ốc không?

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không?

Người đăng: Hoang Vu

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không? Trứng vịt lộn là loại thực phẩm được nhiều người Việt ưa chuộng vì nó mát nhưng bà bầu có ăn được trứng vịt lộn không là điều thắc mắc của nhiều người. Vì vậy các mẹ cần phải tìm hiểu kỹ trước khi ăn trứng vịt lộn.

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không?

Theo số liệu từ các nghiên cứu về dinh dưỡng, trung bình 1 quả trứng vịt lộn có chứa khoảng 13,5g protein, 12g lipid, 82mg canxi, 198g phospho; beta-carotenecác, vitamin nhóm A, vitamin nhóm B, vitamin C và sắt,… Tuy vậy, nó cũng chứa tới gần 600mg cholesterol. Vì vậy, dù mang nhiều dinh dưỡng có lợi cho mẹ và bé, bà bầu cũng không nên ăn nhiều trứng vịt lộn vì sẽ khiến lượng cholesterol tăng cao đồng thời dễ gây tăng cân quá mức, béo phì hay mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường,…
Tuy nhiên, chính vì nó rất giàu dinh dưỡng, do vậy không nên ăn hàng ngày.
Trứng vịt lộn không có hại nhưng do lượng đạm cao, ăn nhiều chậm tiêu, sinh nhiều cholesterol. Giai đoạn cuối thai kỳ lại càng phải lưu ý vì bà bầu “nạp nhiều năng lượng” quá cũng không tốt.
Bạn không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn cả trong quá trình giảm cân sau sinh vì nó rất giàu chất dinh dưỡng. Trứng vịt lộn có thể khiến bạn tăng cân nhanh hơn là giảm cân vì thế bạn nên cân nhắc khi sử dụng loại thực phẩm này.
Xem thêm:

images (2)

Những lưu ý khi ăn trứng vịt lộn

– Không ăn nhiều vào thai kì đầu và cuối: Thời gian này cơ thể mẹ không cần cung cấp quá nhiều năng lượng, vì thế ăn trứng vịt lộn có thể gây thừa cân và dư vitamin A không tốt cho thai nhi. Vào thai kì cuối, chức năng tiêu hóa lúc này không được “nhanh nhạy” như bình thường khiến bà bầu bị khó tiêu, đầy bụng.
– Chỉ nên ăn 2 quả/tuần: Để đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng, mẹ bầu không nên ăn quá 2 quả trứng vịt lộn mỗi tuần và không ăn cùng lúc để việc tiêu hóa diễn ra tốt hơn và không sản sinh quá nhiều cholesterol trong máu.
– Thông thường, trứng vịt lộn được ăn kèm rau răm, gừng, tiêu nhưng các loại gia vị này dùng nhiều đều không tốt cho thai phụ, dễ làm tăng nguy cơ sảy thai. Vì thế, mẹ chỉ nên dùng kèm rất ít gia vị thôi nhé!
– Nên ăn vào buổi sáng: Trứng vịt lộn giàu dinh dưỡng và đặc biệt nhiều đạm nên rất khó tiêu, vì thế nên ăn vào buổi sáng thay vì buổi tối để tránh cảm giác đầy bụng, “óc ách” trong bụng dẫn đến khó ngủ, mệt mỏi.
– Những mẹ bầu bị tiểu đường thai kì, cao huyết áp, thừa cân hay mắc bệnh tim mạch không nên ăn trứng vịt lộn.
– Cần luộc chín kĩ trước khi ăn.
– Ngoài trứng vịt lộn thì trứng gà lộn, trứng cút lộn cũng có giá trị dinh dưỡng tương tự hoặc cao hơn, nên mẹ bầu cũng cần ăn giới hạn như trứng vịt lộn vậy.
Ăn nhiều trứng vịt lộn còn có thể gây đầy bụng, khó tiêu và thậm chí có thể ảnh hưởng trầm trọng tới thai nhi trong bụng, bởi trứng lộn rất giàu vitamin A và beta-carotene. Vitamin A cần thiết cho sự phát triển của em bé trong bụng, nhưng nếu dư thừa có thể khiến thai nhi bị ngộ độc, dị dạng, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì
Qua bài viết bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Bạn chưa biết:

More aboutBà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không?

Bà bầu có nên ăn dứa không?

Người đăng: Hoang Vu on Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

Bà bầu có nên ăn dứa không? Dứa là một loại trái cây được trồng nhiều tại nước ta, nhưng những điều về loại trái cây này đối với bà bầu vẫn còn là một điều bí ẩn, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp bí ẩn về loài quả này cho mọi người biết.

Dinh dưỡng từ quả dứa

Trái thơm (dứa, tên khoa học Fructus Ananatis) là loại trái cây nhiệt đới, chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi.
Theo bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam của viện Dinh dưỡng (bộ Y tế), 100g phần ăn được của trái thơm chứa: nước 91,5g; protid 0,8g; glucid 6,5g; canxi 15mg; phốtpho 17mg; sắt 0,5mg; các vitamin B1 0,08mg; betacaroten 40mcg; cung cấp 40kcal…
Do nhiều chất đường (saccharose và glucose), vitamin… nên thơm là loại trái ăn bổ dưỡng, dễ tiêu, lợi tiểu, tẩy độc. Thơm được đánh giá cao hơn chuối về chất lượng: mùi thơm đặc sắc, màu sắc trái hấp dẫn, nhiều đường, đồng thời độ chua cũng cao, lại nhiều nước, hợp khẩu vị, có thể ăn kèm thức ăn như một loại rau.
Đặc biệt trong trái thơm, có một chất men là bromelin giúp tiêu hoá các chất protein giống như pepsin ở đu đủ, nên người ta hay dùng thơm làm món khai vị.

Xem thêm:

download (6)

Bà bầu có nên ăn dứa không?

– Giảm ốm nghén: Trong một số trường hợp, ăn dứa có thể giúp mẹ bầu giảm bớt triệu chứng nghén khi mang thai.
- Ngăn ngừa táo bón: Là một loại trái cây, dứa chứa nhiều chất xơ giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng táo bón khó chịu khi mang thai. Thêm nữa, lượng bromelain trong dứa có tác dụng phân hủy protein, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.
– Giúp xương chắc khỏe: Dứa chứa gần 70% lượng mangan cần thiết cho cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và các mô liên kết.
– Hỗ trợ hệ miễn dịch: Dứa chứa vitamin C giúp tăng cường và bảo vệ hệ miễn dịch cho mẹ bầu. Ngoài ra, chất bromelain trong dứa cũng có tác dụng chống lại những triệu chứng cảm lạnh thông thường. Nếu đang bị cảm lạnh hoặc đau họng, mẹ bầu có thể thử một miếng dứa.
Bromelain có tác dụng làm mềm tử cung. Vì vậy, nhiều mẹ lo lắng việc ăn dứa có thể gây sảy thai. Thực tế, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh hay làm rõ việc này. Hơn nữa, lượng bromelain trong dứa không đáng kể, mẹ bầu phải ăn ít nhất 7 quả dứa mới có thể gây nên những ảnh hưởng đáng kể.
100% lượng vitamin và khoáng chất phụ nữ cần đều được dứa cung cấp đủ. Vì vậy, thật đáng tiếc nếu mẹ bầu bỏ qua loại quả “chất lượng” này trong thai kỳ của mình. Nếu ăn một lượng vừa phải, dứa sẽ không gây hại cho mẹ và bé mà còn mang lại những lợi ích tuyệt vời.

Lưu ý khi ăn dứa

Với rất nhiều tác dụng tuyệt vời như trên, sẽ thật lãng phí nếu mẹ bầu bỏ qua loại quả này trong thai kì. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là muốn ăn bao nhiêu tùy thích, ăn “vô tội vạ”. Bởi nếu lạm dụng hay ăn sai cách, dứa thậm chí có thể gây hại cho cả người bình thường chứ không chỉ bà bầu. Vì thế, trước khi ăn dứa, mẹ cần nhớ kĩ những điều dưới đây:
– Không ăn quá nhiều: Vì dứa có rất nhiều vitamin C, nên nếu bổ sung thừa có thể dẫn đến tiêu chảy, ợ nóng, buồn nôn; nhất là lượng bromelain quá mức cho phép có thể gây rát lưỡi, khó thở, dị ứng, phát ban và làm mềm cổ tử cung, không an toàn cho thai nhi.
– Không ăn dứa chưa chín: Dứa hay nước ép từ dứa còn xanh rất dễ gây ngộ độc, vì thế mẹ nhớ chọn những quả dứa đã chín vàng nhé!
– Không ăn khi bụng đói: Nhất là những mẹ bầu bị đau dạ dày, vì có thể khiến bụng khó chịu, nóng rát, đầy hơi,…
– Không ăn nhiều dứa trong 3 tháng đầu: Dứa có thể giảm cảm giác buồn nôn do nghén ngẩm, tuy vậy, mẹ chỉ nên nhai 1 miếng dứa nhỏ thôi nhé, vì giai đoạn này rất nhạy cảm nên cần cẩn thận.
– Gọt rửa cẩn thận: Dứa rất dễ gây ngộ độc nên mẹ lưu ý mua dứa về rửa thật sạch dưới vòi nước chảy, sau đó để ráo hoặc lau khô trước khi dùng dao sắc gọt bỏ sạch vỏ và mắt dứa, cắt bỏ lõi trước khi ăn. Không mua dứa gọt sẵn bán ngoài đường vì chúng không đảm bảo vệ sinh chút nào.
– Chọn dứa ngon: Chọn những quả vừa phải (không to hay nhỏ quá), tròn đều, chín vàng, mắt to và màu sắc tự nhiên, không có phần dập nát hay mắt bị sâu.
Qua bài viết bà bầu có nên ăn dứa không của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Bạn chưa biết:

More aboutBà bầu có nên ăn dứa không?

Bà bầu có nên ăn quả na không?

Người đăng: Hoang Vu

Bà bầu có nên ăn quả na không? Bà bầu có nên ăn na? Mãng cầu ta, hay còn gọi là na, liệu có an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi? Tham khảo câu trả lời ở ngay đây mẹ nhé!

Dinh dưỡng từ quả na

Na, hay còn gọi là mãng cầu ta, mãng cầu dai, sa lê, phan lệ chi, có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ nhiệt đới. Cây na cao cỡ 2-5 m, lá mọc xen ở hai hàng; hoa xanh, quả tròn có nhiều múi (hoặc nhiều người quen gọi là mắt), thịt quả trắng. Hạt na màu đen, có vỏ cứng, chứa độc tố, có tính làm bỏng da và có thể trừ sâu bọ, chấy rận.
Trong quả na có 72% glucose, 14,52% saccharose, 1,73% tinh bột, 2,7% protid và vitamin C, thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt na bao gồm: Năng lượng: 64kcal; nước: 82,5g; protein 1,6g; gluxit: 14,5g; xenluloza: 0,8g; canxi: 35mg; photpho: 45mg; vitamin C: 36mg, ngoài ra trong na chứa rất nhiều vitamin nhóm B tốt cho sức khỏe.

Xem thêm:

download (5)

Bà bầu có nên ăn quả na không?

-Tránh táo bón khi mang thai: Nguồn chất xơ dồi dào trong quả na quả rất lý tưởng cho hệ tiêu hóa hoạt động thêm trơn tru và hiệu quả. Đó là lý do bạn có thể yên tâm tránh táo bón khi ăn loại trái cây này. Hơn nữa, hàm lượng chất xơ cao còn giúp giảm cholesterol trong máu, ngăn sự hấp thụ cholesrerol xấu trong ruột.
-Ổn định hệ tim mạch: Lượng natri và kali cân bằng trong thành phần quả na góp phần điều chỉnh mức huyết áp và nhịp tim. Ngoài ra, hàm lượng chất chống ô-xy hóa và vitamin C dồi dào trong quả có thể hỗ trợ việc ngăn ngừa các gốc tự do tấn công cơ thể, tăng sức đề kháng, tác động tích cực đến tim và cải thiện chức năng tim mạch.
-Cực tốt cho não bộ: Lượng vitamin B6 dồi dào trong thành phần quả na rất có lợi cho hoạt động của não bộ của m. Loai vitamin này kiểm soát mức độ hóa học thần kinh GABA, loại bỏ sự căng thẳng, làm dịu hệ thần kinh nhạy cảm trong thai kỳ, đặc biệt còn giúp điều trị chứng trầm cảm.
Quả, lá, cây, hạt và rễ na đều có những công dụng hết sức đặc biệt. Hạt na có tác dụng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng, thường được dùng để diệt côn trùng, chấy rận. Lá na dùng trị sốt rét, mụn nhọt sưng tấy, rễ và vỏ dùng trị ỉa chảy và trục giun.

Lưu ý khi ăn

Tuy nhiên, bà bầu cần lưu ý một điều là hạt na có độc, phụ nữ mang thai nói riêng và tất cả mọi người nói chung không được uống. Nếu trong lúc ăn, sơ ý nuốt phải hạt thì không sao, vì lớp vỏ dày và cứng của hạt nó sẽ ngăn không cho nhân hạt có tác dụng.
Ngoài ra, quả na có tính nóng, chính vì vậy bà bầu không nên ăn quá nhiều na trong một ngày để bảo vệ thai nhi.
Qua bài viết bà bầu có nên ăn quả na không của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết

Bạn chưa biết:

More aboutBà bầu có nên ăn quả na không?

Bà bầu có nên ăn bưởi?

Người đăng: Hoang Vu

Bà bầu có nên ăn bưởi? Công dụng của bưởi với sức khỏe không có gì phải bàn cãi, nhưng với bà bầu thì sao? Liệu bà bầu ăn bưởi có tốt không? Đâu là những lợi ích bưởi đem lại cho bà bầu?

Dinh dưỡng từ quả bưởi

Là trái cây nhiệt đới thuộc họ cam quýt, bưởi vốn là nguồn bổ sung vitamin C cực dồi dào, giúp tăng sức đề kháng và củng cố hệ miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, không thể thiếu rất nhiều những vitamin, khoáng chất khác trong loại quả này, chẳng hạn như chất chống ô-xy hóa, vitamin B, beta carotene, canxi, protein, canxi, sắt,… Nhiều dưỡng chất là vậy, nhưng liệu bà bầu có nên ăn bưởi?
Dưỡng chất trong một quả bưởi có thể được liệt kê như sau:
-Vitamin C: 44,8mg.
-Vitamin B1: 0,03mg.
– Vitamin B2: 0,03 mg
-Beta Carotene: 200g.
– Canxi: 14mg.
-Protein: 0,7g.
-Chất béo: 0,3g.
-Carbohydrate: 10,4g.
Xem thêm:

download

Bà bầu có nên ăn bưởi?

Trị táo bón khi mang thai
Hormone thai kỳ ảnh hưởng đến hoạt động của nhu động ruột, gây tình trạng táo bón khi mang thai. Để trị chứng bệnh này, bà bầu nên ăn vài múi bưởi mỗi ngày. Lượng vitamin C dồi dào từ bưởi rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Công dụng làm đẹp
Ngoài việc mang lại lợi ích thiết thực cho sức khỏe, mẹ bầu có thể sử dụng bưởi để làm đẹp tóc. Nếu phụ nữ mang thai hoặc sau sinh bị rụng tóc, chị em có thể lấy vỏ bưởi đun nước để gội đầu hàng tuần. Chị em cũng có thể bôi trực tiếp tinh dầu bưởi lên tóc cũng có công dụng giảm rụng tóc và giúp tóc bóng mượt.
Chống bệnh ung thư
Trong quả bưởi có chứa rất nhiều chất chống oxy hoá như vitamin C, có tác dụng làm giảm nguy cơ stress, chất oxy hóa còn giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư. Gần đây, một số nghiên cứu còn tìm ra trong quả bưởi còn chứa một hợp chất naringenin – có tác dụng hiệu quả trong việc chống lại ung thư tuyến tiền liệt.Vì naringenin giúp sửa chữa hư hỏng DNA trong các tế bào tuyến tiền liệt của con người.Đặc biệt, trong những quả bưởi màu đỏ còn có lycopene một chất chống oxy hoá khác.
Phù thũng sau sinh
Trang Phụ nữ today cho biết, nước chiếm hơn một nửa trọng lượng cơ thể. Nó liên tục được tái sinh và đào thải khỏi cơ thể qua thận. Nếu chất lỏng ngừng tuần hoàn như cần thiết thì những gì giữ lại trong cơ thể được gọi là phù thũng.
Những bà mẹ tương lai cảm nhận nhiều hơn việc thừa nước trong cơ thể. Do khối lượng máu lưu thông trong thời gian mang thai tăng 2 lần, còn những mạch máu nhỏ (mao quản) bắt đầu cho chất lỏng thấm qua thành.
Giúp giảm cân
Theo các nhà khoa học tại Bệnh viện Scripps (Mỹ) công bố trên BBC Health nghiên cứu trên 2 nhóm người, trong vòng 12 tuần sau, nhóm thường ăn nửa quả bưởi trước 3 bữa ăn trong ngày đã giảm được 1,8 -5kg trong khi nhóm uống 1 ly nước bưởi ép trước mỗi bữa ăn đã giảm được 1,65kg.
Do bưởi có công dụng làm giảm lượng insulin khiến cơ thể ít cảm thấy đói (vì khi lượng insulin cao sẽ kích thích vùng não gây cảm giác đói). Ngoài ra, một khi giảm cân, cơ thể không phải chịu sức ép lớn từ insulin nên việc năng ăn bưởi sẽ giúp kiểm soát được bệnh tiểu đường.
Ngăn ngừa sỏi thận
Bưởi có một hợp chất gọi là d-limonene ngăn ngừa sự hình thành và làm tan sỏi thận. Một nghiên cứu của tạp chí British Journal of Nutrition tìm thấy rằng phụ nữ uống nửa lít đến một lít nước bưởi mỗi ngày sẽ làm giảm nồng độ pH trong nước tiểu của họ, qua đó làm giảm nguy cơ phát triển sỏi thận. Tuy nhiên, nếu bạn đã được điều trị các vấn đề về thận, nước ép bưởi có thể cản trở hiệu quả của thuốc mà bạn đang xài.
Tăng cường hệ miễn dịch
Nguồn vitamin C dồi dào có trong bưởi giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch đồng thời giúp bạn có thể đề kháng được nhiều loại bệnh như cảm cúm hay sốt. Vitamin C còn ngăn ngừa bệnh ung thư miệng và ung thư dạ dày, đột quỵ và đau tim. Bưởi cũng tăng tốc quá trình trao đổi chất của bạn, hỗ trợ đắc lực cho việc giảm cân. Song song với việc ăn kiêng thích hợp và luyện tập thể dục, việc nâng cao quá trình trao đổi chất có thể giúp bạn giảm khoảng 0,9kg một tuần.
Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Nhờ sỡ hữu hàm lượng vitamin C cao trong thành phần, chưa kể còn có cả chất chống ô-xy hóa, đó là lý do bưởi giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch đang nhạy cảm trong giai đoạn mang thai của mẹ bầu. Cũng chính nhờ vậy, bà bầu bớt bị stress, căng thẳng hơn, đặc biệt còn có thể ngăn ngừa nguy cơ lên cơn hen suyễn, hay bị bệnh viêm khớp,…
Lưu ý: Khi chọn bưởi ta nên chọn phần vỏ bên ngoài da bóng, gai nở, trái tròn và khi cầm lên phải nặng tay , bưởi càng già thì nốt gai trên vỏ càng lớn và giãn rộng.
Qua bài viết bà bầu có nên ăn bưởi của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Bạn chưa biết:

More aboutBà bầu có nên ăn bưởi?

Bà bầu có nên ăn rau ngót?

Người đăng: Hoang Vu

Bà bầu có nên ăn rau ngót? Việc ăn uống trong thai kỳ là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ bầu, đặc biệt là những lưu ý về thực phẩm nên và không nên ăn. Trong đó, rau ngót là một trong những băn khoăn khá lớn của phụ nữ mang thai

Thành phần dinh dưỡng từ rau ngót

Nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng từ rau ngót cho thấy trong rau ngót có 5,3% protit, 3,4% gluxit, 2,4 tro, trong đó chủ yếu là canxi (169mg%), photpho (64,5mg%), Vitamin C (185mg%).
Rau ngót có nhiều axit min cần thiết. Ví dụ như trong 100g rau ngót có 0,16g lysin; 0,13g metionin; 0,05g tryp-tophan; 0,25g phenylalalin, 0,34g treonin, 0,17g valin, 0,24g leuxin và 0,17g izoleucin….

Xem thêm:

images

Bà bầu có nên ăn rau ngót?

Thực tế, trong rau ngót có chứa Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30mg thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai.
Bà bầu nên hạn chế ăn rau ngót: Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ khuyến cáo rằng “Không dùng papaverin cho người có thai”. Những phụ nữ mang thai có tiền sử đẻ non, sảy thai, thụ tinh ống nghiệm tốt nhất hạn chế ăn rau ngót ở mức tối đa.
Rau ngót cản trở sự hấp thụ canxi và phốt pho: Glucocorticoid, kết quả của quá trình trao đổi chất từ lá rau ngót, có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho có trong chính thành phần của rau ngót hoặc những thực phẩm ăn kèm khác.
Ăn nhiều rau ngót gây mất ngủ: Bên cạnh tác hại gây sảy thai từ việc uống nước rau ngót tươi, cách ăn này còn thêm một tác hại nữa đó là gây mất ngủ, ăn uống kém, khó thở. Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu vẫn có thể thỉnh thoảng ăn rau ngót, nhưng nên đun sôi và nấu chín để phòng những tai hại không mong muốn.
-Để đảm bảo an toàn, bà bầu không nên dùng rau ngót tươi, thay vào đó, nấu chín để phòng nguy cơ sảy thai. Lưu ý chọn loại tươi, sạch, để tránh ngộ độc thực phẩm.
Rau ngót gây sảy thai: Mặc dù cho đến nay, vẫn chưa có kết luận khoa học nào chứng minh rằng ăn rau ngót sẽ gây sảy thai, nhưng những rủi ro tiềm ẩn khi bà bầu ăn rau ngót không phải không tồn tại. Trong rau ngót tươi chứa hàm lượng lớn papaverin, chất kích thích cơ trơn tử cung co thắt, hoàn toàn không tốt cho phụ nữ mang thai.
Hơn nữa, theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau sinh, sau sảy thai, sau nạo phá thai, thường uống nước rau ngót để chữa sót rau nhau. Chỉ cần uống khoảng 100ml nước rau ngót tươi, khoảng 15-20 phút sau, rau nhau sẽ ra.
Rau ngót là bài thuốc cho phụ nữ sau sẩy thai: Hơn nữa, phụ nữ sau sinh, sau sảy thai…có thể dùng rau ngót như một bài thuốc chữa sót rau nhau, nên tốt nhất các bà bầu nên hạn chế ăn rau ngót và tuyệt đối không nên uống nước rau ngót sống.

Những món nên bổ sung trong thai kỳ

Bánh mỳ: Chứa nhiều chất xơ, kẽm (cấu thành tế bào và tốt cho hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ) và các vitamin nhóm B.
Rau bina: (rau chân vịt) loại rau lá xanh này có nhiều chất sắt rất cần thiết cho sự phát triển tế bào máu. Những tế bào này giúp vận chuyển ôxy đi khắp cơ thể mẹ và giúp bé phát triển trong tử cung của mẹ.
Cá hồi: dầu cá hồi là nguồn axit béo omega-3 dồi dào nhất, đây là chất tối quan trọng cho sự phát triển não bộ của bé và hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên ăn quá 2 lần một tuần.
Nho khô: cung cấp cho bạn năng lượng tự nhiên. Nó cũng là nguồn cung cấp chất xơ, có thể hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn và ngăn ngừa táo bón
Thịt nạc đỏ: Giàu chất sắt, chất thiết yếu để hình thành hồng cầu cho trẻ nhỏ và giúp bạn ngăn ngừa chứng thiếu máu khi mang thai.
Sữa: chứa hàm lượng canxi và chất dinh dưỡng khác dồi dào nhất và thai phụ lẫn thai nhi đều cần nhiều canxi để xương và răng chắc khỏe cũng như ổn định huyết áp.
Qua bài viết bà bầu có nên ăn rau ngót của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Xem thêm:

More aboutBà bầu có nên ăn rau ngót?

Bà bầu có nên ăn hồng xiêm không?

Người đăng: Hoang Vu on Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Bà bầu có nên ăn hồng xiêm không? Mẹ bầu có biết bà bầu ăn hồng xiêm tốt cho thời kì mang thai không ? Bà bầu ăn hồng xiêm trong khi mang thai có thể ngừa táo bón và một số bệnh lý khác

Giá trị dinh dưỡng

Hồng xiêm tên khoa học gọi là Manilkara zapota, tiếng Anh gọi là sapodilla và bà con miền Nam hay gọi là sapoche. Theo Đông y, quả hồng xiêm có vị ngọt, tính mát; có tác dụng bổ mát, sinh tâm dịch, giải khát, nhuận tràng. Còn theo Tây y, đây là loại quả rất giàu hàm lượng vitamin và khoáng chất, do đó có giá trị dinh dưỡng rất cao.
Mỗi quả hồng xiêm là nguồn cung cấp dồi dào carbohydrates, vitamin C và các loại vitamin khác như vitamin A và B-complex. Hồng xiêm cũng rất giàu khoáng chất bao gồm đồng, sắt, phốt pho, magiê, kẽm, canxi và các chất điện giải như natri và kali.

Xem thêm:

download (7)

Bà bầu có nên ăn hồng xiêm không?

Giảm stress
Ít ai biết hồng xiêm cũng là một thuốc an thần mạnh. Mẹ bầu nào bị stress trong thai kỳ có thể dùng hồng xiêm để làm dịu các dây thần kinh và làm giảm căng thẳng. Ở phương Tây, hồng xiêm thường được chỉ định trong chế độ ăn uống của người bị trầm cảm, rối loạn lo âu và mất ngủ. Những mẹ bầu nào bị huyết áp cao trong thai kỳ thì dùng hồng xiêm kết hợp với lá su su để giảm huyết áp đấy. Ngoài ra, hồng xiêm cũng giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, giúp cầm máu và ngăn ngừa chảy máu. Chất chống oxy hóa dồi dào trong quả hồng xiêm giúp giải độc cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch.
Điều trị táo bón
Nếu mẹ bầu nào hay nhăn nhó, khó chịu vì phải đối mặt với chứng táo bón trong thai kỳ thì hãy ăn hồng xiêm thường xuyên. Đây là loại quả rất giàu chất xơ, chỉ cần ăn mỗi bữa vài quả hồng xiêm chín (mỗi ngày ăn hai bữa, mỗi bữa hai quả) chỉ mấy hôm sẽ hết táo.
Bên cạnh đó, hồng xiêm còn là nguồn cung cấp phong phú tannin và polyphenolic – các chất có lợi cho đường tiêu hóa. Hồng xiêm sẽ giúp loại bỏ các chất thải từ dạ dày, làm sạch dạ dày dẫn đến giảm tiêu chảy. Các khoáng chất dồi dào trong loại quả này cũng giúp cho việc hình thành các enzyme cần thiết trong dạ dày, từ đó điều chỉnh quá trình trao đổi chất và giữ cho đường tiêu hóa luôn sạch sẽ.
Giảm phù nề
Đây cũng là một loại thuốc lợi tiểu hiệu quả, giúp mẹ bầu loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể bằng cách đi tiểu thường xuyên. Nó cũng giúp duy trì nồng độ nước của cơ thể, ngăn ngừa tình trạng ứ nước trong người dẫn đến bệnh phù thũng. Không chỉ dừng ở đó, quả hồng xiêm còn có thể giúp ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, một trong những bệnh dễ gặp và có thể gây biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu như đẻ non, sảy thai, nhiễm trùng sơ sinh.
Chữa ho, cảm lạnh
Khi bị ho, cảm lạnh hay mắc các bệnh về đường hô hấp, mẹ bầu đừng quên hồng xiêm. Loại quả này sẽ giúp loại bỏ các chất nhầy và đờm trong mũi và đường hô hấp, qua đó giúp giảm ho và cảm lạnh.
Làm đẹp
Ngoài những công dụng tuyệt vời dành cho sức khỏe, hồng xiêm còn là loại quả lý tưởng để mẹ bầu làm đẹp. Hồng xiêm góp phần trong việc tái tạo tế bào và thường được sử dụng để trì hoãn các dấu hiệu lão hóa. Các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa dồi dào trong hồng xiêm giúp đem lại sức sống cho da, làm cho làn da mẹ bầu trông trẻ hơn và ngăn ngừa sự xuất hiện của các đốm đen và nếp nhăn trên da.
Chống viêm
Do có giá trị dinh dưỡng cao nên các chuyên gia sức khỏe phương Tây đều cho hồng xiêm là loại quả lý tưởng dành cho các mẹ bầu. Hồng xiêm rất giàu carbohydrate và năng lượng – điều cần thiết cho bà mẹ mang thai và cho con bú. Loại quả này cũng rất có ích trong việc giảm suy nhược và các triệu chứng của thời kỳ mang thai như buồn nôn hay chóng mặt.
Ngoài ra, hồng xiêm còn là một tác nhân chống viêm; có thể được sử dụng để ngăn ngừa viêm ruột, viêm dạ dày, và hội chứng ruột kích thích. Với những chị em bầu bí bị đau nhức và co thất cơ, hồng xiêm là liều thuốc hiệu quả do tính chất chống co thắt của nó.

Công dụng chữa bệnh từ trái hồng xiêm

–  Lá vàng, già sắc, lấy nước uống trị ho, cảm lạnh và tiêu chảy, lá sắc uống hàng ngày cũng giúp hạ huyết áp.
– Hạt dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm sốt. (Lấy 6 hạt hồng xiêm đem nghiền thành bột, uống với rượu hay nước chín). Hạt giã nát đắp vào vết thương có thể trị vết cắn do côn trùng độc. Nước sắc hạt được dùng làm thuốc gây giảm đau và giúp thoát mồ hôi.
– Vỏ cây, quả xanh sắc nước uống có thể dùng trị tiêu chảy, đi tả, kiết lị, trị sốt rét; quả xanh còn dùng giải độc khi đã uống thuốc xổ mạnh. Quả xanh và hoa được sắc để dùng trị bệnh phổi.
– Quả chín ăn giúp dễ tiêu hóa, nhuận tràng, trị táo bón.
Quả hồng xiêm là một món ăn tráng miệng rất lý tưởng, là thứ quả quý cho người già, trẻ em, người có bệnh dạ dày và đường ruột..
Thịt quả hồng xiêm chín có thể kết hợp với một số loại quả tạo thành nước sinh tố giải khát rất thơm ngon, bổ dưỡng. Thông dụng nhất là sinh tố hồng xiêm với sữa tươi, đường và đá bào say nhuyễn là thức uống rất lạ miệng, hấp dẫn.
Qua bài viết bà bầu có nên ăn hồng xiêm không của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Xem thêm:

More aboutBà bầu có nên ăn hồng xiêm không?