Bà bầu có nên ăn cá hồi không?

Người đăng: Hoang Vu on Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Bà bầu có nên ăn cá hồi không? Như các mẹ đã biết cá hồi là một loại thực phẩm quý giá từ thiên nhiên nhưng song bên cạnh đó không phải ai cũng biết cách ăn và chế biến như thế nào cho phù hợp đặc biết là với phụ nữ mang thai. Vì thế, hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này cho chị em biết, cùng nhau tham khảo nhé.

Dinh dưỡng từ cá hồi

Cũng giống một số loài “cá béo” khác, cá hồi có chứa axít béo không no DHA, rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi.
Nguồn DHA trong cá hồi cao hơn rất nhiều so với nguồn DHA chứa trong các loại sữa dành cho bà bầu, có thể giúp cải thiện tâm trạng, ổn định tinh thần cho các bà mẹ trẻ (nhất là thời kỳ sau sinh nở, họ thường hay bị xáo trộn về mặt tâm lý sinh ra buồn chán, trầm cảm…).
Bên cạnh đó, trong cá hồi còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe bà bầu nói riêng và mọi người như: vitamin D, vitamin B12 , vitamin B, vitamin A, vitamin B6; Các nguyên tố vi chất như canxi, kali, sắt, phốt pho, kẽm, đồng, magie và nhóm axit amin như: thiamin, niacin, riboflavin, pantothenic.
Tuy nhiên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ lưu ý, phụ nữ mang thai chỉ nên bổ sung khoảng 300g cá hồi/tuần để tránh nhiễm độc thủy ngân. Ngoài ra để được an toàn nhất, bà bầu cần chế biến cá hồi sạch sẽ và nấu chín trước khi thưởng thức.

Xem thêm:

ba bau ca hoi

Bà bầu có nên ăn cá hồi không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá hồi được xếp là một trong những thực phẩm “vàng” dành cho mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Cá hồi với bà bầu có một số tác dụng sau:
Phát triển hệ thần kinh và võng mạc mắt của thai nhi
Các vitamin B3, B6, B12 giúp hỗ trợ chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn…và chất béo omega-3 (chủ yếu là DHA) trong cá hồi khá cao giúp cho sự phát triển hệ thần kinh và võng mạc mắt của thai nhi.
Tốt cho trí não thai nhi
Cá hồi có chứa axít béo không no DHA, rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi.
Giảm táo bón
Ngoài ra, trong món ăn cũng bổ sung lượng chất xơ khá dồi dào từ các loại bông bí, bông hẹ, bông so đũa, lá giang giúp hỗ trợ tiêu hóa tránh táo bón cho các thai phụ.Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá hồi được xếp là một trong những thực phẩm “vàng” dành cho mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Cá hồi với bà bầu có một số tác dụng sau:
Bảo vệ tim mạch
Oxy hóa bên cạnh tác dụng dinh dưỡng như vitamin A, E, selen, kẽm trong cá hồi giúp bảo vệ bộ gen di truyền trong tế bào của bé và sức khỏe tim mạch của mẹ với các tác nhân ngoại lai.
Ổn định tâm trạng bà bầu
Nguồn DHA trong cá hồi cao hơn rất nhiều so với nguồn DHA chứa trong các loại sữa dinh dưỡng cho bà bầu, có thể giúp cải thiện tâm trạng, ổn định tinh thần cho các bà mẹ trẻ (sau sinh nở, bà bầu thường hay bị xáo trộn về mặt tâm lý sinh ra buồn chán, trầm cảm…).

Món ngon từ cá hồi tốt cho bà bầu

Cá hồi nấu sữa
250g cá hồi phi lê, cắt miếng vuông, ướp với gia vị, để ngấm khoảng 10 phút. Luộc chín 150g đậu Hà Lan, 100g hạt sen và 300g khoai tây (gọt vỏ, thái miếng vuông). Phi tỏi thơm, cho cá vào xào.
Khi cá săn lại, cho vào sữa tươi (250ml), một ít kem tươi và nước dùng. Chờ hỗn hợp sôi, cho tiếp khoai tây, đậu, hạt sen đã luộc chín và gừng thái sợi vào, nêm gia vị vừa miệng để sôi lại. Dùng nóng với bánh mì.
Cá hồi xốt rượu vang
1/2kg cá hồi cắt thành từng miếng vuông, để ráo rồi ướp với một ít tiêu và muối. Áp chảo cá hồi với bơ và dầu ô liu. Cho 500ml rượu vang trắng vào nồi, sau đó đun sôi rồi cho lần lượt cá, hành, cần tây và hai muỗng nước cốt chanh, kem tươi vào.
Để lửa liu riu cho đến khi thấy nước xốt sánh lại là được. Khoai tây (bốn củ) luộc rồi bóc bỏ vỏ, nghiền nát. Đổ bơ và sữa vào chảo đun nóng rồi cho hết khoai tây đã nghiền vào trộn thật đều. Nêm muối, hạt tiêu vào cho vừa ăn. Bày cá và khoai tây ra đĩa, dùng nóng.
Cá hồi viên rán
Nguyên liệu: 500 gr cá hồi, 2 bó thì là, hành lá, 1 quả trứng gà, 100 gr bột mỳ, muối, tiêu, dầu ăn.
Cách chế biến
Cá hồi hấp chín, gỡ thành từng miếng nhỏ, cho rau thì là, hành lá thái nhỏ, bột mỳ, hạt tiêu, muối, đập trứng gà vào, trộn đều. Nặn thành các viên bằng nhau, tròn và dẹt. Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, chú ý không để dầu nóng quá sẽ khiến cá dễ cháy ở vỏ bên ngoài. Cho những viên cá vào chảo rán. Rán nhỏ lửa đến khi cá chín vàng 2 mặt. Cá chín vằng, giòn tan, không bị béo, chấm cùng nước mắm chua ngọt. Rất ngon khi ăn với cơm nóng.
Cá hồi nướng cam
Nguyên liệu: 2 khúc cá hồi tươi, 1 trái cam, 1 muỗng nước tương, ¼ muỗng café bột nêm, tiêu xay, 1 muỗng dầu ăn.
Cách chế biến:
Cá rửa sạch thấm qua giấy cho ráo nước, cam cắt đôi vắt lấy nước. Ướp cá với nước cam, bột nêm, tiêu cho thấm khoảng 15 đến 30 phút. Bắc chảo chống dính lên bếp, lửa vừa cho thêm dầu vào. Tiếp theo cho cá vào, trở cá cho vàng đều. Cho tiếp nước ướp cá vào chảo cho thấm qua cá. Cho cá ra dĩa, trình bày theo ý thích ăn kèm với cơm trắng, hoặc bánh mì…

Chú ý cho bà bầu ăn có hồi

Tuy nhiên, cần lưu ý là để tránh nhiễm độc thủy ngân bà bầu chỉ nên bổ sung khoảng 300g cá hồi/tuần. Ngoài ra, bà bầu cần chế biến cá hồi sạch sẽ và nấu chín trước khi thưởng thức. Đây là món ăn có cung cấp đạm khá cao, nên bà bầu nên ăn vào các bữa ăn chính với 2/3 lượng chế biến trên với một chén mì và/ hoặc một chén cơm, nui…

Bạn chưa biết:

More aboutBà bầu có nên ăn cá hồi không?

Bà bầu có nên ăn bắp ngô không?

Người đăng: Hoang Vu

Bà bầu có nên ăn bắp ngô không? Ngô là món ăn ưa thích của nhiều người, thuộc nhiều lứa tuổi. Ngô mang tới nhiều lợi ích dinh dưỡng và sức khỏe với các cách chế biến khác nhau. Còn chuyện ngô làm mẹ hay em bé sau này bị ho thì chưa có nghiên cứu nào khẳng định. Bởi vậy, bạn có thể yên tâm ăn ngô khi mang bầu.

Dinh dưỡng trong bắp ngô

Trong một hạt ngô, có 2g chất béo, 41g carbohydrate, 5g chất xơ và 5g protein. Nước chiếm 114g trong tổng cộng trọng lượng. Các chất béo trong ngô có xu hướng là chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn, bao gồm 29.5 mg axit béo omega – 3 và 961 mg axit béo omega – 6.
Ngô có lượng folate cao, một chén ngô (hạt) chứa 75.4 mcg hay 19% lượng khuyến cáo tiêu dùng hàng ngày. Thiamin cũng có lượng lớn trong ngô, cung cấp đến 24% theo mức hàng ngày.
Một chén ngô (hạt) cũng cấp hơn 10% giá trị dinh dưỡng trong ngày bao gồm vitamin C, pantothenic acid, niacin, magie, kali, mangan và phốt pho. Các chất dinh dưỡng khác có trong ngô với số lượng ít hơn bao gồm vitamin A, E, B – 6 và K, riboflavin, canxi, kẽm, sắt, đồng, selenium và choline.

Xem thêm:

ba bau bap ngo

Bà bầu có nên ăn bắp ngô không?

– Ngô giàu chất xơ, giúp bà bầu giảm táo bón và các vấn đề liên quan đến thời kỳ mang thai.
– Bắp ngô cũng dồi dào axit folic. Ở dạng tự nhiên, axit folic là folate. Đây là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và đã mang thai vì nó có khả năng ngăn chặn khuyết tật ống thần kinh của bào thai như tật nứt đốt sống và dị tật thần kinh khác.
– Folate cũng có hiệu quả trong việc giảm homocysteine (một loại amino axit làm tổn thương các mạch máu).
– Ngô có chứa thiamine, chất cần cho tế bào não và chức năng nhận thức ở bào thai. Thiamine còn giúp sản xuất acetylcholine (một chất dẫn truyền thần kinh), tăng cường khả năng ghi nhớ của bé sau khi chào đời.
– Pantothenic axit trong ngô giúp các cơ quan nội tạng của mẹ hoạt động tốt trong suốt thai kỳ.
An toàn khi bà bầu ăn ngô: Ngô đóng hộp thường chứa nhiều muối. Điều này có thể gây tăng huyết áp và bị phù cho người mẹ. Do đó, nên tránh ngô đóng hộp.
Bà bầu có thể chọn ăn ngô luộc, chè ngô, xôi ngô, soup gà ngô non… để thêm ngon miệng và khỏe mạnh khi mang thai.
Ngoài ra ngô còn có các công dụng sau
Tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón
Một trong những lợi ích của ăn ngô là giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Lý do là bắp ngô giàu chất xơ không hòa tan- chất khiến dễ tiểu tiện. Chất xơ này cũng hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho ruột già và đổi lại vi khuẩn giúp biến chất xơ thành chuỗi axit béo ngắn (SCFA). SCFA có thể cung cấp năng lượng cho các tế bào ruột, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề ở ruột, bao gồm cả ung thư ruột kết. Ngoài ra, căn bệnh táo bón rất phổ biến khi mang thai nên mẹ đừng bỏ qua thực phẩm này nhé!
Bảo vệ tim mạch
Bắp ngô là thực phẩm cũng có chứa nhiều cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Các chất xơ hòa tan liên kết với cholesterol trong mật, được bài tiết từ gan, sau đó lan truyền đi khắp nơi trong cơ thể để hấp thụ tiếp cholesterol có hại. Ngoài ra, lượng vitamin B trong bắp cũng giúp làm giảm homocysteine. Chúng ta biết rằng, nếu homocysteine tăng cao có thể phá hủy các mao mạch, từ đó mà dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Ăn một bắp ngô cũng có thể cung cấp được 19% lượng vitamin B mỗi ngày.
Giúp da sáng đẹp
Lâu nay nhiều hãng được phẩm trên thế giới đã dùng ngô để chiết xuất nhiều thành phần dinh dưỡng để chế tạo dược phẩm. Tuy nhiên, cách đơn giản là bạn có thể ăn bắp thường xuyên sẽ giúp da sáng đẹp hơn.
Ngăn ngừa khuyết tật thai nhi
Lâu nay bác sĩ thường khuyên phụ nữ mang thai tăng cường bổ sung chất folate nếu cơ thể bị thiếu. Folate là chất giúp ngăn chặn nguy cơ sảy thai và thai nhi bị khuyết tật. Trong khi đó, bắp ngô lại rất giàu folate. Nếu mẹ thường xuyên ăn ngô sẽ không cần phải bổ sung các viên thuốc bổ folate, nó sẽ giúp cơ thể thai nhi tổng hợp tế bào mới và khỏe mạnh.
Tốt cho não
Bắp ngô cũng giàu vitamin B1 giúp acetylcholine-một chất truyền tín hiệu thần kinh cho bộ nhớ. Nếu cơ thể thiếu vitamin B1 sẽ gây ra tình trạng đầu óc mệt mỏi và giảm trí nhớ, stress – căn bệnh phổ biến khi mang thai. Một bát ngô có thể đáp ứng được khoảng 24% lượng thiamin mà cơ thể cần mỗi ngày.
Ngăn ngừa bệnh ung thư
Trong hạt ngô có chứa rất nhiều chất beta-cryptoxanthin, một loại carotenoid có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ung thư phổi hiệu quả. Một nghiên cứu kéo dài nhiều năm ở 63.000 người trưởng thành tại Trung Quốc cho thấy, những người có chế độ ăn nhiều beta-cryptoxanthin giảm được 27% nguy cơ ung thư phổi. Một nghiên cứu khác, ở 35.000 người tham gia cho biết, những người ăn thực phẩm nguyên hạt như ngô giảm được đáng kể nguy cơ ung thư vú. Lý do là trong bắp ngô có chứa hàm lượng cao chất xơ cũng như chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị ung thư.
Có lợi cho bà bầu bị tiểu đường
Nhiều nghiên cứu cho thấy, thường xuyên ăn bắp ngô sẽ giảm được nguy cơ tiểu đường tuýp 2. Trong một cuộc thử nghiệm ở 40.000 người cho thấy, những phụ nữ thường xuyên ăn ngô giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn 30% so với những người không ăn hoặc ít khi ăn. Chỉ số đường huyết của ngô thấp giúp giảm lượng đường huyết trong máu. Chất xơ cũng giúp làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn thành đường, từ đó giúp hạ thấp nồng độ đường trong máu.
Tốt cho mắt
Bắp ngô cũng giàu beta-carotenoid và folate, cả hai chất này giúp làm chậm quá trình suy thoái điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Các nhà khoa học phát hiện thấy, beta-carotenoid trong bắp khi đi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A với tỷ lệ cao hơn so với những loại rau củ khác. Mà chúng ta biết rằng, Vitamin A rất cần thiết cho “cửa sổ tâm hồn” vì nó giúp sáng mắt. Vitamin A cũng rất tốt cho đôi mắt của thai nhi trong bụng mẹ nữa.
Giảm cân sau sinh
Mẹ cũng có thể áp dụng ngô vào thực đơn giảm cân sau sinh để lấy lại vóc dáng thon gọn hấp dẫn như trước. Ngoài ra mẹ có thể thay thế ngô bằng rất nhiều các loại trái cây, thực phẩm khác như táo, lê, cà chua… trong những thực đơn giảm cân của mình.

Lưu ý khi mẹ bầu ăn ngô

  •  Ngô là thực phẩm có lợi nhưng không phải là thực phẩm chứa đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho mẹ bầu trong thai kỳ nên mẹ bầu không nên chỉ ăn một món ngô trong các bữa ăn chính.
  •  Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều ngô trong một lúc, điều này sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng.
  •  Ngô có chứa lượng các axit béo khá cao, vì vậy nếu bạn có nguy cơ bị bệnh tim thì nên giảm lượng ngô hàng ngày của mình.
  •  Nếu bạn bị chứng khó tiêu thì nên thông báo cho bác sĩ, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên nên tiếp tục hay không ăn ngô trong giai đoạn này.
Qua bài viết bà bầu ăn ngô có được không của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Bạn chưa biết:

More aboutBà bầu có nên ăn bắp ngô không?

Bà bầu có nên ăn bột sắn dây không?

Người đăng: Hoang Vu

Bà bầu có nên ăn bột sắn dây không? Bột sắn dây là loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng ở việt nam vì đây là loại thực phẩm có tính mát nhưng không phải ai cũng có thể dùng loại thực phẩm này và nhiều thắc mắc cho răng bà bầu có nên ăn bột sắn dây không? Vì thế bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giúp chị em giải đáp, hãy cùng tham khảo nhé

Dinh dưỡng từ củ sắn

Củ sắn dây được coi là một trong những loại củ lớn nhất, có giá trị chữa bệnh ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Trung bình, một củ sắn dây nặng 200 gam ở phương Đông. Nó được dùng trong việc chữa trị các rối loạn tiêu hóa và đứng đầu trong các loại bột trị căn bệnh này.
Theo giáo sư Dhamananda, viện trưởng Viện nghiên cứu y học cổ truyền bang Oregan, thì bột sắn dây chứa hàm lượng cao plavonodit, là một loại hoạt chất tăng cường sự hoạt động hệ tiêu hóa và tuần hoàn. Plavonodit là một chất nổi tiếng chống lại ôxi hóa cơ thể. Sắn dây có tác dụng ngăn chặn sự co rút của các tế bào ruột, do đó làm máu chảy tốt hơn và giảm chứng co ruột, xoắn ruột.

Xem thêm: 

ba bau san day

Bà bầu có nên ăn bột sắn dây không?

  • Trong quá trình mang thai, các mẹ rất dễ rơi vào tình trạng mất cân bằng, âm huyết hao tổn do toàn bộ cơ thể và chất dinh dưỡng phải tập trung vào việc nuôi dưỡng thai nhi vì thế mà cơ thể bất hòa
  • Vì thế, các mẹ bầu được khuyên nên tránh các loại thực phẩm cay, nóng, nhằm tránh các ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng vì sẽ làm mất cân bằng âm dương trong cơ thể
  • Vì thế, bột sắn dây là loại thực phẩm mát công dụng rất tốt giải nhiệt, thanh lọc cơ thể.
  • Ngoài ra, bột sắn dây có chứa chất oxy hóa plavonodit, có tác dụng hỗ trợ tuần hoàn máu giúp máu lưu thông dễ dàng và cải thiện chức năng tiêu hóa.

Những lưu ý khi dùng bột sắn dây

Nếu cơ thể lạnh, không nên uống bột sắn dây vì có tính hàn cao.
Hơn nữa cái gì nhiều quá cũng không tốt, vì thế bạn không nên uống quá 1 ly nước sắn dây/1 ngày. Bạn cũng không nên uống nước sắn dây sống mà bạn nên đun chín. Bạn chỉ nên cho 1 chút đường, không nên cho quá nhiều đường vì uống đường nhiều cũng không tốt cho thai kỳ.
Axit cyanhydric tập trung nhiều ở hai đầu củ sắn và lớp vỏ đỏ
Ngoài ra, bà bầu không nên ăn củ sắn luộc. Loại thực phẩm này chứa nhiều axit cyanhydric (HCN) đặc biệt là khoai mì cao sản gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, nặng hơn nữa là ngộ độc thức ăn.
Axit cyanhydric tập trung nhiều ở hai đầu củ sắn và lớp vỏ đỏ. Tránh những loại sắn có vị đắng. Khi đun nấu, nên gọt vỏ sắn thật sạch, ngâm trong nước ít nhất 1 giờ, trong khi luộc không được đậy nắp nồi để các độc tố bay hơi bớt. Phụ nữ có thai nên hạn chế ăn sắn.
Qua bài viết bà bầu có nên ăn bột sắn dây không của chúng tôi có giúp ích được  gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Bạn chưa biết:

More aboutBà bầu có nên ăn bột sắn dây không?

Bà bầu có nên ăn bí đỏ không?

Người đăng: Hoang Vu on Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

Bà bầu có nên ăn bí đỏ không? Bí đỏ (bí ngô) là một loại quả giàu dinh dưỡng có vị ngọt, có lợi cho sức khỏe cũng như bổ sung nguồn dinh dưỡng cho chúng ta hằng ngày, nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, bà bầu ăn bí đỏ có được không là điều mà nhiều người đang thắc mắc. Vì vậy bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải thích rõ về điều mà mọi người đang lo lắng.

Bà bầu có nên ăn bí đỏ không?

Trung bình 1 kg bí đỏ thì chứa khoảng 40 calo… do vậy bí đỏ là thực phẩm ưu tiên cho việc giảm béo. Loại thực phẩm này còn chứa chất xơ, xenluyo và đường tự nhiên không gây béo phì và tốt cho hệ tiêu hóa.
Sử dụng loại thực phẩm này thường xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các chất sắt, kẽm đẩy nhanh quá trình tạo máu và huyết tố cầu, phòng ngừa thiếu máu và xơ vữa động mạch. Các chất khác như beta carotene, gluxit, protit, tirozin, fitin, axit salixilic, các axit béo và các nguyên tố vi lượng khác trong bí ngô cũng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
– Bí đỏ có hàm lượng beta-caroten phong phú, có khả năng đáp ứng nhu cầu vitamin A cho phụ nữ khi mang thai.
– Bí đỏ có tính chất chống oxy hóa tuyệt vời, có tác dụng tránh nhiễm trùng trong thai kỳ bằng cách tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu.
– Bí đỏ giúp điều chỉnh mức độ cholesterol; đồng thời, nó có khả năng duy trì mức độ lipid ổn định trong thai kỳ.
– Ngoài ra, Bí đỏ còn dồi dào chất xơ, giúp bà bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ – hai chứng bệnh mà nhiều thai phụ phải đối mặt.
– Với hàm lượng kali, magiê phong phú, ba bau an bi do giúp duy trì huyết áp ổn định.
– Bí đỏ còn được chứng minh chứa chất chống stress, giúp bà bầu có tinh thần phấn chấn.
download (12)

Lợi ích của bí đỏ đối với bà bầu

– Giúp tăng sữa cho sản phụ sau sinh: Mỗi lần uống 15 – 20g hạt bí ngô, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối. Cách làm: bỏ vỏ hạt lấy nhân giã nát hòa với nước uống khi đói bụng. Cần uống liền 3 – 5 ngày sẽ hiệu quả. Lưu ý cần uống hạt sống mới hiệu nghiệm.
– Chữa thiếu sữa sau sinh, phù nề chân tay cho bà bầu: Hạt bí đỏ khô 20 gr, bóc vỏ lấy nhân (giữ lại màng xanh ngoài hạt), nghiền nát, cho thêm nước sôi và đường trắng đủ dùng, pha uống vào sáng sớm và chiều tối lúc đói bụng, uống liền trong ba ngày.
– Cuống bí đỏ có công dụng an thai, chữa sảy thai quen dạ hiệu quả: Cắt đoạn cuống bí đỏ (còn gọi là bí ngô) khoảng 5cm cho vào nồi đất sao vàng rồi nghiền thành bột mịn. Sau khi có thai được 2 tháng trở đi thì bắt đầu sử dụng thuốc, mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần uống lượng bột khoảng 3 – 5g pha với nước cơm được chắt ra khi đang nấu.
– Chữa thiếu máu, suy dinh dưỡng: Hạt bí đỏ rang vàng 60 gr, nhân lạc rang 30 gr, nhân hạt hồ đào 30 gr. Ăn hết một lúc, mỗi ngày một lần, ăn liên tục trong 15 ngày.
– Chữa mề đay, nứt đầu vú: Cuống bí đỏ trộn với dầu bí đỏ đắp lên chỗ nứt đầu vú, nốt mề đay.

Lưu ý khi ăn bí đỏ

– Ăn nhiều Bí đỏ có thể gây rối loạn tiêu hóa do hàm lượng chất xơ của bí ngô cao.
– Phản ứng dị ứng đã được báo cáo trong một số trường hợp do ăn bí đỏ, với các triệu chứng như đau bụng, khó thở, nôn… nhưng những dấu hiệu dị ứng này chưa được phát hiện ở phụ nữ mang thai.
Phụ nữ mang thai nên ăn Bí đỏ với số lượng hợp lý (khoảng 2 bữa/tuần) gồm chè bí, canh bí, bí xào, bí ngô luộc… sẽ có lợi cho thai kỳ. Tránh ăn quá nhiều để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn

Món ngon từ bí đỏ

Thịt viên bí đỏ sốt cà chua
Thành phần:
200 gam thịt xay, 100 gam bí đỏ, 2-3 quả cà chua, 1 thìa canh dầu ăn, muối, hạt nêm, bột ngọt
Chế biến:
– Ướp thịt heo xay với 1 thìa cafe hạt nêm, 1/2 thìa cafe bột ngọt.
– Bí đỏ rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng vuông nhỏ.
– Dùng thịt xay bọc từng miếng bí lại rồi viên thành những viên tròn.
– Cà chua rửa sạch, bằm nhỏ.
– Làm nóng 1 thìa canh dầu ăn, cho cà chua vào xào mềm cùng chút muối, hạt nêm rồi thêm nước.
– Nhẹ nhàng thả thịt viên vào chảo cà chua sốt và đun trong 10 phút cho thịt chín và sốt cà chua sệt lại là được.
– Thịt viên bí đỏ sốt cà chua có nguyên liệu vừa đơn giản, dễ làm mà hương vị lại hấp dẫn vô cùng nhé!
Gà om bí đỏ
Thành phần:
8 cánh gà (dùng phần bầu cánh), 50 gam nấm, 1/4 quả bí đỏ, 2 hoa hồi, 1 nhánh gừng nhỏ, 20 gam đường, 20 ml xì dầu, 60 ml rượu trắng, 1 ít hành lá, vừng rang, hạt tiêu, dầu ăn
Chế biến:
– Đầu tiên là với bí đỏ, sau khi mua về bạn đem gọt vỏ, thái miếng vuông.
– Cánh gà rửa sạch, cho vào nồi đổ nước và đun sôi. Khi nồi gà sôi bạn tiếp tục duy trì lửa chừng 3-4 phút rồi mới vớt cánh gà ra đĩa.
– Bắc chảo lên bếp, làm nóng một chút dầu ăn rồi cho đường vào. Khuấy đều cho đến khi đường tan và chuyển sang màu cánh gián, hạ nhỏ lửa rồi cho cánh gà vào đảo.
– Sau 1 phút, lúc này cánh gà đã thấm đường thắng bạn thêm gừng thái lát + hoa hồi
– Tiếp đến thêm 1/2 bát con nước nóng, đảo đều rồi đun sôi lại. Hạ nhỏ lửa và đun 15-20 phút.
– Trút bí đỏ vào đun cùng, đun đến khi nước trong nồi bắt đầu cạn sệt, bạn trút nấm và đảo đều cùng. Đun thêm khoảng 2 phút rồi tắt bếp.
Qua bài viết bà bầu có nên ăn bí đỏ không của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Bạn chưa biết:

More aboutBà bầu có nên ăn bí đỏ không?

Bà bầu có nên ăn bí đao không?

Người đăng: Hoang Vu

Bà bầu có nên ăn bí đao không? Bí đao là một loại quả mang tính hàn ăn mát dịu cơ thể có lợi cho sức khỏe nhưng còn loại quả này đối với bà bầu thì ra sao điều đó vẫn còn là câu hỏi. Chính vì thế hôm nay chúng tôi sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về loại quả này đối với cơ thể và thai nhi trong bụng của mình.

Bà bầu có nên ăn bí đao không?

  • Tuy bí đao có nhiều tính năng và công dụng đối với sức khỏe nhưng chúng ta phải biết cách sử dụng và ăn bí đao hợp lý.
  • Nếu không sẽ mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn và gia đình.
  • Bí đao còn gọi là bí xanh, bí phấn… là một loại quả dùng như rau tươi và làm mứt rất thông dụng. Trong thành phần của bí đao phần lớn là nước, không chứa lipid.
  • Cứ 100g bí đao có 0,4g protid, 2,4g glucid, 19 mg canxi, 12 mg photpho, 0,3 mg sắt và nhiều loại vitamin như Caroten, B1, B2, B3, C…
  • Bà bầu ăn bí đao rất có lợi ở những tháng cuối thai kỳ. Thời gian này, thai phụ dễ bị phù chân do tĩnh mạch chi dưới bị chèn ép, tuần hoàn máu giảm, một số người nghỉ ngơi thì khỏi nhưng có người lại không.
  • Bí đao có tính hàn, vị ngọt, nhiều nước có thể chống khát nước lợi tiểu, ngoài ra canh bí đao với thịt hoặc với cá chép còn có thể giúp bà bầu giảm nhẹ chứng sưng phù chân.
Xem thêm: 
download (11)

Lưu ý khi ăn bí đao

  • Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời của bí đao cần lưu ý khi sử dụng loại quả này bởi nó có tính xà phòng rất cao.
    Ngày xưa ở các làng dệt vải người ta thường lợi dụng tính chất này của bí đao dùng nước bí đao sống để tẩy trắng vải thay cho thuốc tẩy.
  • Vì thế nếu bạn ăn sống bí đao hoặc uống nước bí đao sống được xay như sinh tố để mong làm đẹp thì không nên vì tính chất xà phòng của bí đao sống sẽ gây bệnh cho hệ thống tiêu hóa của bạn.
  • Bí đao khi được nấu với rượu làm cao bí đao hoặc được đun chín kỹ thì tính xà phòng gần như mất hết nên thường xuyên ăn bí đao nấu kỹ hay uống nước bí đao luộc thì được.
  • Nên nhớ, trong các món rau sống người Việt mà ông bà ta ăn, không có món bí đao sống.

Những món ngon từ bí đao

Canh bí đao dồn thịt
Nguyên liệu: bí đao, thịt nạc heo xay nhuyễn, củ hành tây, 1 lọn bún tàu (miến), nấm mèo. Tỏi bằm, tiêu, đường, hạt nêm và muối.
Chế biến: Bí gọt vỏ, bỏ ruột. Bạn có thể cắt khúc ngắn nếu thích. Bún tàu ngâm mềm, thái ngắn. nấm mèo ngâm mềm thái nhỏ, hành tây bằm nhỏ trộn với thịt và gia vị sau đó nhồi vào bí đao. Phi thơm hành, cho nước vào đun sôi. Sau cùng cho bí vào nấu chín, nêm lại gia vị vừa ăn là được.
Canh bí đao nấu thịt gà
Nguyên liệu: thịt gà ta, bí đao, củ gừng, hành lá, ngò rí, đường và hạt nêm.
Chế biến: Thịt gà rửa sạch với nước, chặt thành khúc vừa ăn ướp sơ thịt gà với hạt nêm, đường, hành tím giã nát. Bí đao gọt vỏ, rửa sạch rồi thái lát dày. Phi thơm tỏi, cho thịt gà vào xào săn. Cho nước vào đun sôi. Sau đó cho bí đao vào, nêm lại gia vị vừa ăn. Tắt bếp, thêm ít hành lá, ngò rí.
Canh bí đao nấu tôm
Nguyên liệu: Bí đao, tôm tươi, hành lá, ngò rí.
Chế biến: Bí đao gọt vỏ, rửa sạch, thái thành từng lát vừa ăn. Tôm lột bỏ vỏ, đầu. Rửa sạch và giã hơi dập. Ướp tôm với một ít gia vị như muối, đường,nước mắm, tiêu bột. Đặt nồi lên bếp, phi thơm dầu ăn. Cho tôm vào xào sơ qua, cho nước vào với lượng vừa đủ. Đun đến khi nước sôi thì vớt hết bọt, cho bí ngòi vào nấu chín, nêm lại gia vị vừa ăn. Múc canh ra bát, cho ít hành ngò thái nhỏ lên.
Qua bài viết bà bầu có nên ăn bí đao không của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Bạn chưa biết:

More aboutBà bầu có nên ăn bí đao không?

Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng không?

Người đăng: Hoang Vu

Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng không? Nhiều chị em thắc mắc trứng gà rất tốt cho bà bầu nhưng trứng ngỗng thì sao, nó có tác dụng như thế nào đối với thai phụ. Bài viết hôm nay chúng ta cùng tim hiểu trứng ngỗng tốt với bà bầu như thế nào nhé.

Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng không?

Xét theo thành phần dinh dưỡng, trứng ngỗng có nhiều protein hơn trứng gà, khoảng 13,5%. Tuy nhiên, nếu tính đến những chất dinh dưỡng khác, trứng ngỗng lại “thua thiệt mọi mặt” so với trứng gà, nhất là hàm lượng vitamin A. Cụ thể, hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng khoảng một nửa so với trứng gà.
Trong trứng ngỗng, hàm lượng cholesterol và lipid cao hơn trứng gà, nhưng đây lại là những chất không có lợi cho sức khỏe mẹ bầu. Nếu xét riêng về thành phần dinh dưỡng, thực tế, trứng ngỗng không tốt như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Thậm chí, so với trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng còn ít dinh dưỡng và khó ăn hơn rất nhiều.
Hơn nữa, hiện vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được lợi ích của trứng ngỗng đối với sự phát triển trí thông minh của thai nhi trong bụng mẹ. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo, nếu muốn bé thông minh, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu DHA, cholin, axit folic, axit béo…
Xem thêm:

images (3)

Trứng gà và trứng ngỗng loại nào tốt?

Theo TS Tiến, trứng gà và trứng ngỗng đều là một loại trứng gia cầm, thậm chí trọng lượng một quả trứng ngỗng khoảng 300 gam, nó nặng gấp 4 lần trứng gà và 3 lần trứng vịt.
Tuy nhiên, nếu xét về giá trị dinh dưỡng, trứng ngỗng không thể so sánh với trứng gà, cũng như thịt ngỗng so với thịt gà. Ngoài ra, về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm thì trứng gà sạch hơn trứng ngỗng, vì gà đẻ trứng ở nơi khô ráo, nơi ít có vi khuẩn và ký sinh trùng, vì vậy trứng gà hạn chế lây nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng hơn trứng ngỗng.
Theo phân tích của TS Tiến, giá trị dinh dưỡng trong 100 gam trứng ngỗng có khoảng: 13,0 gam protein, 14,2 gam lipid, 360 mcg vitamin A, 71 mg calxi; 210 mg phosphor; 3,2 mg sắt; 0,15mg vitamin B1, 0,3mg vitamin B2, 0,1mg vitamin PP…
So với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn (tỷ lệ protein trong trứng gà toàn phần là 14,8%) nhưng lại có lượng lipid cao hơn (tỷ lệ lipid trong trứng gà là 11,6%). Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà (360 mcg so với 700 mcg trong trứng gà), đặc biệt là vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai.
Ngoài ra, trứng ngỗng có nhiều cholesterol và giàu lipid là những chất không tốt cho sức khỏe và hệ tim mạch của phụ nữ mang thai bị thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu, tiểu đường, cao huyết áp,..

Cách để lựa trứng ngon

– Soi trên nguồn ánh sáng: Nắm quả trứng trong lòng bàn tay, chỉ hở hai đầu trứng, mắt nhìn vào đầu trứng, đầu kia soi lên một nguồn ánh sáng (ánh sáng mặt trời hoặc sáng điện). Quan sát phần bên trong của trứng có vết máu, có ký sinh trùng, giun sán, có vật gì lạ không? Bạn nên chọn quả trứng soi có màu hồng, trong suốt với một chấm hồng; túi khí có đường kính
– Thả vào dung dịch nước muối 10%: Khi thả vào dung dịch trứng chìm xuống đáy có nghĩa là trứng mới đẻ trong ngày. Trứng lơ lửng trong dung dịch có nghĩa là trứng đã đẻ 3-5 ngày. Nếu trứng nổi trên mặt dung dịch thì trứng đã đẻ quá 5 ngày.
– Phương pháp lắc trứng: Cầm quả trứng giữa hai ngón tay trỏ và ngón tay cái, khẽ lắc. Trứng mới lắc không kêu, trứng càng để lâu lắc càng kêu.
Dân gian quan niệm khi có thai ăn nhiều trứng ngỗng thì thai phát triển khỏe mạnh, thông minh vì nghĩ nó to như ngỗng. Thực tế chưa có một nghiên cứu nào chứng minh ăn trứng ngỗng sẽ sinh con thông minh hơn. Mỗi loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khác nhau, không có loại thực phẩm nào là hoàn thiện đủ các chất dinh dưỡng. Trẻ em thông minh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng của người mẹ, bổ sung viên sắt/acid folíc trong thời gian mang thai, yếu tố di truyền, môi trường sống và giáo dục sau này… chứ không phụ thuộc vào ăn nhiều trứng ngỗng.
Vì vậy bạn cần ăn đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Mỗi loại thực phẩm chỉ nên ăn 3 lần mỗi tuần. Phụ nữ mang thai không nên lạm dụng ăn trứng ngỗng vì giá thành đắt, khó ăn, khó tiêu. Nếu bồi bổ bằng trứng gà cùng với chế độ ăn hàng ngày hợp lý cũng đã cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng cho thai phụ.
Qua bài viết bà bầu có nên ăn trứng ngỗng không của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Xem thêm:

More aboutBà bầu có nên ăn trứng ngỗng không?

Bà bầu có nên ăn ốc không?

Người đăng: Hoang Vu

Bà bầu có nên ăn ốc không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn ốc không chỉ giúp hồi phục sức khỏe, tăng cường quá trình tuần hoàn máu mà còn cung cấp một lượng lớn dưỡng chất cho cơ thể, mang lại nhiều lợi ích cho các thai phụ.

Bà bầu có nên ăn ốc không?

Thịt ốc có tính hàn, vị ngọt và có chứa nhiều dưỡng chất như đạm, B2, A, mỡ cacbua hydrat, sắt, canxi… Đặc biệt, ốc là nguồn cung cấp chất đạm và canxi dồi dào, tốt cho bà mẹ mang thai.
Trong ốc nhồi có chứa 1.357mg canxi, và 11,9g protein, còn ốc vặn chứa 1.356mg canxi và 12,2g protein.
Theo Đông Y, ốc còn là thực phẩm có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, lợi thủy. Đây là món ăn vừa bổ dưỡng mà lại phòng trị được nhiều bệnh như: chảy máu cam, phù thũng, táo bón, trĩ….
download (10)

Những lưu ý khi mẹ bầu ăn ốc

  • Ngoài nước gạo, mẹ bầu có thể ngâm ốc trong nước chanh, giấm hoặc nước ớt để ốc nhanh nhả hết các chất bẩn.
  • Những mẹ bầu đang gặp vấn đề về tiêu hóa không nên ăn ốc.
  • Dù ốc chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều. Trung bình chỉ nên ăn từ 1-2 bữa/ tuần.
  • Đặc biệt, mẹ bầu không nên ăn ốc chưa được nấu chín kỹ.
  • Để bảo đảm an toàn vệ sinh, tốt nhất mẹ bầu nên mua ốc và tự chế biến tại nhà. Ốc nên được ngâm trong nước gạo khoảng 1 tiếng để ra hết chất bẩn và loại bỏ những ký sinh trùng trong ốc.

Những món ngon từ ốc

Ốc dạ xào cay:
Thành phần:
– Ốc dạ: 1kg, mẹ nên chọn những con to đều, miệng ốc dày, vỏ hơi vàng
– Gia vị: Dầu ăn, muối, nước tương, sốt cà chua, rượu nhạt, hạt tiêu, gừng, tỏi, ớt,… Có thể thêm chút lá chanh và củ sả đập dập.
Chế biến:
– Rửa sạch ốc, sau đó ngâm trong nửa ngày với 3 muỗng lớn bột gạo, bột tẻ hay bột nếp đều được.
– Sau khi ngâm, rửa sạch lại ốc lần nữa, dùng dao chặt bỏ chóp nhọn của ốc (cho tới khi thấy một chút ruột ốc) để khi dùng sẽ dễ lấy ruột ốc hơn.
– Phi tỏi thơm với dầu ăn, sau đó cho các gia vị vào xào qua. Cho ốc vào đảo nhanh tay cho đều gia vị khắp bề mặt ốc ngay khi ốc chưa kịp nóng. Thêm hai chén nước, đậy nắp và chờ ốc sôi trong 10 phút. Nếu không thích cho nhiều nước, mẹ có thể thêm chút dầu ăn và đảo luôn tay.
Ốc xào me
Thành phần:
– Ốc mít, Me, Sả, Gừng, Tỏi, Bơ thực vật, Bột năng, Ớt bột,,Đường, Bột canh, Lá chanh
Chế biến:
– Ốc mít mua về ngâm vào thau nước gạo cho thêm ít muối ( có chút lá ổi sẽ tốt hơn) trong ít nhất 5-8 tiếng để ốc nhả hết cặn bã và nhớt.
– Me đem luộc cho chín mềm, bóc bỏ lớp vỏ rồi dằm nát với khoảng lưng bát ăn cơm nước, sau đó lọc bỏ bã và hạt qua một cái rây.
– Cho ốc vào chảo hỗn hợp đã sôi, đảo liên tục cho ốc được chín đều và thấm gia vị. Khi thấy vảy ốc rơi ra khỏi miệng ốc thì đổ bát bột năng pha sẵn (pha 1 thìa bột năng với khoảng nửa bát ăn cơm nước) vào đảo thêm khoảng 2 – 3 phút nữa cho gia vị thấm vào bên trong ruột ốc..
– Rắc thêm lá chanh thái chỉ vào rồi tắt bếp. Cho ốc xào me ra đĩa.
Ốc len xào dừa
Thành phần:
– Ốc len to, Cùi dừa, Xả, tỏi, rau răm, ớt, dầu ăn, muối, đường, hạt nêm.
Chế biến:
– Đem cùi dừa thái mỏng cho vào xay sinh tố + 1 thìa cà phê muối + 4 thìa cà phê đường + 1 thìa cà phê hạt nêm + 1/2 bát con nước, rồi xay nhuyễn để lấy nước cốt. Bạn có thể thực hiện cách làm ốc len xào dừa tại nhà đơn giản và nhanh chóng bằng cách mua nước cốt dừa ngoài siêu thị, tuy nhiên, như vậy món ăn sẽ giảm bớt độ tươi, thơm và ngậy.
– Cho dầu ăn vào chảo đun nóng rồi cho tỏi, xả băm nhỏ vào phi vàng, thơm.
– Cho hỗn hợp tỏi, xả phi vàng + xả đập dập + ốc len vào chảo xào qua rồi tiếp tục cho nốt nước cốt dừa vừa xay vào đun với lửa to tới khi sôi. Nêm thêm gia vị cho vừa miệng ăn là được. Vì ốc là thực phẩm nhanh chín lên khi ốc sôi bạn vặn lửa đun nhỏ thêm khoảng 2 phút
– Cuối cùng khi ốc đã chín bạn cho rau răm băm nhỏ + ớt băm nhỏ vào trộn đều là được, tắt bếp
Qua bài viết bà bầu có nên ăn ốc không của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Bạn chưa biết:

More aboutBà bầu có nên ăn ốc không?