Bà bầu nên ăn quả gì?

Người đăng: Hoang Vu on Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Bà bầu nên ăn quả gì? Trong thời gian mang thai bà bầu cần rất nhiều chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi, bên cạnh sử dụng các loại thực phẩm bằng thịt và rau mẹ bầu nên thường xuyên dùng hoa quả để giúp cải thiện về tình trạng sức khỏe cũng như chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh.

Bà bầu nên ăn quả gì?

Lựu
Lựu là loại trái cây chứa nhiều chất chống quá trình lão hóa, lựu là thần dược bảo vệ làn da của mẹ tránh tình trạng rạn da khi mang thai. Khi ăn lựu bổ sung can-xi giúp cho thai nhi chắc xương và tăng cường sức đề kháng của cơ thể mẹ bầu cũng như bé

Xem thêm: 

ba  bau an luu
Kiwi
Kiwi là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh và chứa hơn 50 các chất dinh dưỡng khác trong đó có axit folic giúp cho thai nhi bị dị tật và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Kiwi là loại trái cây mẹ bầu nên ăn hằng ngày để cải thiện sức khỏe
Táo
Táo được xem là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng ở Việt Nam. Táo giúp mẹ bầu giữ dáng, tránh tình trạng thừa cân khi mang thai và duy trì chất dinh dưỡng trong cơ thể. Vì thế mẹ bầu nên thêm táo vào thực đơn hằng ngày để tránh tình trạng sức khỏe bị hao tổn, bên cạnh đó có thể dùng táo làm nước ép hoặc sinh tố
Bơ là trái cây được nhiều mẹ bầu tin dùng vì trong bơ có rất nhiều vitamin A,B giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể và tăng sức đề kháng của cơ thể. Bơ chứa ít chất béo giúp mẹ bầu tránh tình trạng tăng cân trong thai kỳ. Có thể dùng bơ để làm nước ép hoặc sinh tố v.v..
Chuối
Chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng như fructoso, fucoso, vitamin C, A, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào hằng ngày cho mẹ bên cạnh đó trong chuối còn có Kali giúp mẹ bầu giảm thiểu tình trạng bị tê tay chân hoặc chuột rút khi ngủ. Bên cạnh đó chuối còn giảm thiều tình trạng thiếu máu ở nhiều mẹ bầu vì thế chuối là thực phẩm cần thiết cho quá trình mang thai
Họ nhà cam
Các loại như cam, chanh, quýt, chứa phần lớn là vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể bên cạnh đó còn giúp mẹ bầu giảm thiểu tình trạng ốm nghén xảy ra trong thai kỳ.
Dâu tây
Dâu tây chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình mang thai cũng như là thành phần giúp mẹ bầu làm đẹp trong thời gian thai kỳ. Hầu hết các chất Vitamin B, C, hydrat, Kẽm chứa trong dâu tây có công dụng làm mát cơ thể, ngăn ngừa vi khuẩn, nấm mốc, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dâu tây có thể dùng làm nước ép hoặc sinh tố và làm trái cây dầm giúp mẹ thay đổi khi cảm thấy ngán
Nho
Nho chứa rất nhiều các nhóm vitamin A, B, natri, magie, có tác dụng nâng cao thị lực cho cơ thể, ngăn ngừa dị tật cho thai và giảm thiểu tình trạng tê tay chân và chuột rút hay xuất hiện ở mẹ bầu. Nho là nhân tố quan trọng giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh
Đu đủ chín
Đu đủ chứa nhiết chất dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa và giảm thiểu tình trạng rạn da khi mang thai, dinh dưỡng trong đu đủ giúp mẹ giảm thiểu tình trạng táo bón và bên cạnh đó đu đủ có chứa hàm lượng calo rất ít giúp ngăn ngừa tình trạng tăng cân cho mẹ
Bưởi
Bưởi chứa hầu hết là các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của mẹ. Ngoài giúp cải thiện sức đề kháng của mẹ bưởi còn có công dụng giúp mẹ cải thiện làn da của mình trong quá trình làm đẹp và cũng giúp giảm cân cho mẹ sau khi sinh. Bưởi ép là loại nước mà mẹ bầu sử dụng nhiều để giải khát và làm trẻ làn da

Những lưu ý khi ăn trái cây

  • Nên chọn những loại trái cây chưa bị dập, úng cuống hoặc bị nát
  • Khi mua về nên rửa thật sạch trước khi ăn
  • Nên bảo quan trái cây nơi thoáng mát như trong tủ lạnh giúp để lâu và tươi hơn
  • Nên thay đổi khẩu bị cho cơ thể như nước ép hoặc trái cây dầm
  • Một này nên bổ sung khoảng 500gr hoa quả và 500gr rau sạch
Qua bài viết Bà bầu nên ăn quả gì? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Từ khóa liên quan:

More aboutBà bầu nên ăn quả gì?

Bà bầu có nên ăn củ đậu?

Người đăng: Hoang Vu

Bà bầu có nên ăn củ đậu? Củ đậu hay có tên gọi khác là sắn nước theo tiếng của người miền Trung, có tác dụng thanh nhiệt vì thành phần trong củ đậu đa phần là nước nhưng bên cạnh đó bà bầu có ăn được củ đậu hay không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Vì thế bài viết hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiều việc bà bầu có ăn được củ đậu hay không nhé.

Xem thêm: Trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì? + Trẻ 6 tháng tuổi nên ăn trái cây gì?

Dinh dưỡng từ củ đậu

Các mẹ bầu cần biết, trong 100g củ đậu có 8mg canxi, 16mg photpho, 6mg vitamin C, 92g nước, 1g protit, 6g glucit, 0.7g xenluloza, 0.3g tro, 2,4 g tinh bột, cung cấp được 29kcalo nhưng không có các chất béo nên là một thực phẩm vô cùng lý tưởng với bà bầu.
Ngoài ra, trong củ đậu còn có nhiều vitamin và muối khoáng (8mg canxi, 16mg photpho, 6mg vitamin C… trong 100g củ đậu) rất cần thiết cho cơ thể.

Xem thêm: 

ba bau cu dau

Bà bầu có nên ăn củ đậu?

Thanh nhiệt, giải độc
Theo như đã biết đa phần trong củ đậu là nước, góp phần giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể của bà bầu, ngăn ngừa táo bón.
Làm đẹp
Trong củ đậu chiếm đa thành phần là nước và muối giúp giải nhiệt, ngoài ra có thể lấy nước để làm mặt nạ ngăn ngừa tình trạng khô da, rạn da khi mùa đông đến. Hoặc có để dùng củ đậu thái lát đề đắp trên da mặt
Chữa ốm nghén
Vì chiếm đa số thành phần là nước và một phần là tinh bột và glucozo nên thích hợp cho những mẹ bầu bị ốm nghén. Khi sử dụng củ đậu mẹ sẽ có thể vừa cung cấp nước cũng như là tinh bột cho cơ thể
Cải thiện tiêu hóa
Trong thời gian thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ cảm thấy nóng kèm theo đó là bệnh táo bón hành hạ nên việc chọn củ đậu cho mình là quyết định đúng đắn. Ăn củ đậu thường xuyên giúp cơ thể thanh nhiệt cũng như là điều trị bệnh táo bón
Giảm thiểu tình trạng tăng cân
Trong thời gian thai kỳ việc tăng cân là điều không thể tránh khỏi, việc thêm củ đậu vào thực đơn là quyết định đúng đắn, ngoài đa phần là nước củ đậu còn chứa tinh bột và glucoso giúp cho mẹ bầu không lo về cân nặng của mình

Món ngon từ củ đậu

Bò xào củ đậu
Chuẩn bị:
– 1 củ đậu khoảng 300g
– 150g thịt bò thăn
– Vài củ hành tím
– Hành lá, ngò, dầu hào.
Thực hiện:
– Củ đậu gọt vỏ sạch, thái miếng vừa ăn. Hành tím lột vỏ, rửa sạch, thái lát. Hành ngò cắt khúc.
– Thịt bò thái lát mỏng. Thêm vào ½ thìa canh dầu hào và 1/2 thìa cafe vào thịt bò, trộn đều.
– Cho 1 thìa dầu vào chảo, đợi dầu sôi thì bỏ thịt bò vào xào với lửa lớn và nhanh tay, chỉ cần xào thịt bò chín tái không nên xào chín quá sẽ không ngon.
– Cho 1 thìa dầu ăn vào chảo, đợi khi dầu nóng bạn cho hành tím vào.
– Khi hành tím có mùi thơm thì bỏ củ đậu vào xào. Thêm vào 1 thìa canh dầu hào vào xào cùng, nếu chảo xào khô thì có thể thêm nước lọc vào xào cùng để củ đậu chín.
– Khi củ đậu chín thì bỏ hành ngò vào chảo xào.
– Tiếp tục cho thịt bò đã chín vào, trộn 4-5 lần để thịt, hành, củ đậu trộn lẫn, hòa quyện cùng nhau thì tắt bếp dọn ra đĩa. Nên ăn khi món ăn còn nóng là ngon nhất.
Salad củ đậu
Chuẩn bị:
– 1 củ đậu, 1 củ cà rốt
– 5 củ cải đỏ
– Hành lá, rau mùi, nước cốt chanh, tương ớt và muối.
Thực hành:
– Rửa sạch các nguyên liệu, tiến hành thái củ đậu, cà rốt thành từng lát nhỏ.
– Tiếp đó, trộn đều với 2 muỗng nước cốt chanh, 1 thìa cà phê tương ớt, ¼ thìa cà phê muối rồi rắc rau mùi lên là được. Sự hấp dẫn của salad củ đậu chính ở vị chua ngọt, man mát tự nhiên.

Bạn chưa biết:

More aboutBà bầu có nên ăn củ đậu?

Bà bầu có nên ăn chuối không?

Người đăng: Hoang Vu on Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Bà bầu có nên ăn chuối không? Chuối được coi là loại trái cây duy nhất hội tụ đầy đủ thành phần dưỡng chất cần thiết cho cơ thể con người. Nó được coi như một “thần dược tự nhiên” nhất đối với con người đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai.

Dưỡng chất trong quả chuối

  • Chuối là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, trong chuối có nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Trong chuối, hàm lượng kali (potassium) chiếm tỉ lệ rất cao, chứa nhiều loại đường thiên nhiên như: fructose, sucrose, glucose, cung cấp một năng lượng dồi dào cho cơ thể.
  • Chuối là nguồn cung cấp fructooligosaccharides, một chất quan trọng để nuôi dưỡng những loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp chức năng ruột hoạt động tốt hơn, nhờ đó, cơ thể sẽ hấp thu vitamin và các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả hơn. Sự tăng hấp thu này sẽ đem nhiều canxi hơn tới xương chúng ta, giúp cho bộ xương vững chắc.
  • Đối với dạ dày, những hợp chất có trong quả chuối sẽ giúp nuôi dưỡng tế bào thành ruột, tạo nên một hàng rào dịch nhầy vững mạnh có đủ sức để chiến đấu chống lại những loại vi khuẩn gây lở loét dạ dày.
  • Hàm lượng cao kali và hàm lượng thấp natri có trong chuối đã giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Ngoài ra, chuối là thực phẩm giàu chất xơ, làm gia tăng chức năng ruột.
  • Trong chuối cũng chứa một hàm lượng cao sắt, kích thích cơ thể tạo ra hemoglobin giúp ngăn chặn thiếu máu.
Một hợp chất khác có trong chuối là tryptophan, chất này vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành serotonin. Đây là một chất hóa học giúp điều hòa trạng thái cơ thể. Cùng với serotonin, những vitamin nhóm B trong chuối cũng giúp điều hòa glucose huyết (nồng độ glucose huyết sẽ ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần).
Những loại đường thiên nhiên có trong chuối giúp điều hòa nồng độ đường huyết, giúp cải thiện tình trạng stress do thực phẩm gây ra, giúp cải thiện sức khỏe cho thai phụ.

Xem thêm: 

ba bau an chuoi

Bà bầu có nên ăn chuối không?

Nói “không” với chứng trầm cảm
Trong chuối tiêu có một chất hóa học giúp não sản sinh chất 6-HT có tác dụng gây cảm giác hưng phấn, vui vẻ ở con người. Người mắc chứng trầm cảm có thể ăn nhiều chuối tiêu để dần dần loại bỏ cảm giác chán nản, thất vọng và trở nên yêu đời, lạc quan hơn.
Làm đẹp với mặt nạ chuối tiêu
Nghiền nửa quả chuối, trộn đều với sữa tươi làm mặt nạ đắp mặt trong 15 – 20 phút rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Mặt nạ chuối tiêu sẽ hút sạch bụi bẩn bám trên da mặt, giúp gưong mặt bạn mịn màng, sáng bóng và ít tàn nhang.
Bên cạnh những ích lợi trên, các chuyên gia y tế còn lưu ý: Chuối tiêu có tính hàn nên những người bị đau dạ dày, bị đau bụng do tiêu chảy không nên ăn nhiều. Trong chuối có chứa nhiều magiê, tốt cho tim mạch nhưng ăn nhiều có thể gây ra buồn ngủ. Vì vậy các lái xe không nên ăn chuối khi đói bụng.
Giảm lượng cholesterol trong máu
Lượng cholesterol trong máu tăng cao sẽ gây ra bệnh về tim mạch. Trong thân cây chuối có một chất không chế được cholesterol trong máu. Những người có lượng cholesterol trong máu cao nên dùng 50g thân chuối rửa sạch, thái lát mỏng rồi hòa với nước sôi, uống liên tục trong vòng 10 – 20 ngày sẽ có hiệu quả trong việc chữa trị.
Cắt cơn ho
Người bị ho liên tục không ngừng cơn nên chưng 1-2 quả chuối tiêu với đường viên, mỗi ngày ăn 1 – 2 lần sẽ làm giảm cơn ho.
Điều trị bệnh trĩ và đi ngoài ra máu
Mỗi ngày ăn 2 quả chuối tiêu trước bữa cơm hoặc ăn chuối cả vỏ có tác dụng nhuận tràng thông tiện, hạn chế chứng tiện bí và đi ngoài ra máu.
Giảm béo
Chuối có hàm lượng tinh bột cao nên dễ làm no bụng. Khi tinh bột được hấp thu vào cơ thể và chuyển hóa thành đường cần một khoảng thời gian nhất định, vì thế năng lượng không bị tích trữ trong cơ thể quá nhiều. Chính vì lí do này, chuối tiêu đã được các nhà dinh dưỡng xếp vào nhóm thực phẩm giảm béo có lợi cho cơ thể.
Có lợi cho người bị cao huyết áp
Cơ thể người bị cao huyết áp và người mắc bệnh tim mạch thường thừa natri mà thiếu kali. Trong chuối tiêu có nhiều kali nên ăn 3 – 5 quả mỗi ngày sẽ duy trì sự cân bằng natri – kali và độ cân bằng pH cho cơ thể, giúp hạn chế sự tổn hại đến mạch máu do thừa natri.
Điều trị loét đường tiêu hóa
Những bệnh nhân mắc bệnh loét đường tiêu hóa hay phải uống thuốc Phenylbutazone, để lâu sẽ gây chảy máu dạ dày. Trong chuối tiêu có chứa một chất có tác dụng kích thích sản sinh các tế bào niêm mạc dạ dày để bảo vệ thành dạ dày nên hạn chế được khả năng chảy máu dạ dày.
Hết ngứa da
Các thí nghiệm thực tế đã chứng minh vỏ của quả chuối tiêu có một hợp chất khống chế được vi khuẩn và nấm gây ngứa da. Vì vậy, khi bị ngứa da do vi khuẩn hoặc nấm, bạn có thể lấy vỏ chuối tươi sát trực tiếp lên da hoặc hấp cách thủy. Dùng liên tục trong vài ngày sẽ có hiệu quả rất rõ rệt.

Lưu ý khi ăn chuối

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng theo khuyến cáo của các chuyên gia, bầu chỉ nên ăn từ 1-2 trái chuối mỗi ngày. Khuyến nghị này không chỉ dựa trên những tác hại bầu có thể gặp phải khi ăn chuối mà còn dựa trên khẩu phần trái cây phù hợp trong thực đơn khuyến nghị của bà bầu.
Để tận dụng những lợi ích tối đa từ trái cây, bà bầu không nên ăn quá 500 gram trái cây mỗi ngày để tránh gây hại cho sức khỏe.
Qua bài viết bà bầu có nên ăn chuối không của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thác mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Bạn chưa biết:


More aboutBà bầu có nên ăn chuối không?

Bà bầu có nên ăn cóc không?

Người đăng: Hoang Vu

Bà bầu có nên ăn cóc không? Nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai rất băn khoăn có nên ăn cóc không dù bản thân rất thích nhưng sợ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con. Nếu sửu dụng điều độ, quả cóc có nhiều tác dụng tích cực với sức khỏe bà bầu.

Dinh dưỡng từ quả cóc

 Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần thịt quả cóc gồm: glucid 8% -10,5%; protein 0,5% – 0,8%; lipid 0,3% – 1,8%; cellulose 0,9% – 3,6%; tro 0,4% – 0,7%; acid 0,4% – 0,8%. Nhờ vậy, quả cóc có khả năng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn.
Trong 100g thịt của loại quả này chứa tới 42mg acid ascorbic, ngoài ra còn có nhiều chất sắt (Fe). Nhai thật kỹ quả cóc với chút muối rồi nuốt dần còn giúp trị đau hầu họng. Dân ở 1 số nơi còn nghiền nhỏ thịt quả cóc để chế món ăn có mùi thơm dễ chịu, tác dụng tiêu thực.

Xem thêm: 



 ba bau an coc

Bà bầu có nên ăn cóc không?

Trị bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là bệnh rất nguy hiểm với các mẹ bầu, nếu không chữa trị kịp thời nguy cơ mất nước ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé là rất cao
Cắt 3 miếng vỏ cây (cỡ 2 lóng tay) cho vào 1 lít nước, đun sôi đến khi còn 250 ml, chia 4 uống sẽ giảm nhanh bệnh tiêu chảy.
Nhiều chất sắt
Một phần ăn gồm 100g cóc sẽ cung cấp khoảng 3,2 mg sắt, đáp ứng 18% lượng chất sắt cho cơ thể mỗi ngày. Chất sắt rất cần thiết cho sự vận chuyển ôxy và tạo ra các tế bào máu trong cơ thể nhất là đối với bà bầu.
Việc ăn cóc hàng ngày trong quá trình mang thai sẽ giúp bạn giảm lượng thuốc bổ sung sắt vào trong cơ thể ngăn ngừa táo bón mà tác dụng phụ của thuốc gây nên
Trị cảm cúm, đau họng
Trong 100g thịt của loại quả này chứa tới 42mg acid ascorbic, ngoài ra còn có nhiều chất sắt (Fe). Nhờ vậy, cóc có tác dụng tăng sức đề kháng cho người bị cảm cúm.
Với những lợi ích mà cóc mang lại cho các mẹ bầu vừa thỏa mãn cơn thèm chua trong quá trình thai nghén lại phòng, chữa trị được rất nhiều bệnh.
Dồi dào vitamin C
100g trái cóc có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 34 mg vitamin C, đáp ứng hơn ½ lượng vitamin C cần bổ sung cho cơ thể mỗi ngày. Vitamin C là chất chống ôxy hóa mạnh, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư, hỗ trợ hấp thụ chất sắt, tổng hợp collagen và protein để tạo thành các mô liên kết với nhau, giúp chữa lành vết thương và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Món mứt cóc tuy không giữ lại được lượng vitamin C dồi dào như khi còn tươi nhưng khi hết mùa các mẹ vẫn có thể thưởng thức được hương vị chua chua rôn rốt của chúng. Nó còn thường được chọn làm quà tết độc đáo cho người thân nưa đấy.
Giàu chất xơ
Một phần ăn 100g cóc chứa khoảng 5,7 g chất xơ, đáp ứng 23 % lượng chất xơ cần thiết trong ngày. Chất xơ là một dưỡng chất có ích cho hệ tiêu hóa, giúp cải thiện chức năng đường ruột và tiêu hóa thức ăn dễ dàng, cho cảm giác no lâu, từ đó bà bầu ăn cóc giúp kiểm soát các cơn đói và cân nặng một cách hiệu quả.
Phong phú về canxi
Trong 100g cóc chứa 32 mg canxi, cung cấp khoảng 3% lượng canxi cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Canxi là một khoáng chất cần thiết để duy trì xương chắc khỏe, hỗ trợ cho cơ bắp và giúp sự dẫn truyền thần kinh được diễn ra bình thường.
Giảm đường trong máu
Bệnh tiểu đường trong thời kì mang thai là cấm kị, các bà bầu luôn phải kiểm soát lượng thực phẩm nạp vào mỗi ngày để khống chế đường trong máu luôn ở dưới mức cho phép.
Cách làm: Quả cóc chín vứt bỏ hạt, số lượng không hạn chế, bổ nhỏ sấy hay phơi khô, tán thành bột mịn, để dành (chú ý tránh ẩm mốc bằng cách thỉnh thoảng đổ ra sao qua hay phơi).
Cách dùng: Mỗi ngày 3 thìa, mỗi lần 1 thìa, dùng trước các bữa ăn sáng, trưa, chiều chừng 30-40 phút. Dùng kéo dài thường xuyên. Sau 1-2 tháng thử lại đường máu 1 lần, nếu nồng độ trở lại bình thường thì có thể giảm số lần uống còn 2 lần/ngày (sáng, chiều).

Lưu ý khi ăn cóc

Với các loại trái cây như cóc, xoài… có vị chua thường chứa một lượng a-xít rất lớn. Chúng có thể gây nên tình trạng thừa axít trong dạ dày khi ăn quá nhiều. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, dẫn tới viêm loét dạ dày, nặng có thể ung thư dạ dày, mẹ phải chú ý.
Nếu mẹ bầu bị đau dạ dày, tá tràng, viêm loét dạ dày và các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa không nên ăn cóc thường xuyên. Mỗi lần ăn cũng nên tiết chế không nên ăn quá nhiều cóc một lúc.
Qua bài viết bà bầu có nên ăn cóc không của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Bạn chưa biết:

More aboutBà bầu có nên ăn cóc không?

Bà bầu có nên ăn cá hồi không?

Người đăng: Hoang Vu

Bà bầu có nên ăn cá hồi không? Như các mẹ đã biết cá hồi là một loại thực phẩm quý giá từ thiên nhiên nhưng song bên cạnh đó không phải ai cũng biết cách ăn và chế biến như thế nào cho phù hợp đặc biết là với phụ nữ mang thai. Vì thế, hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này cho chị em biết, cùng nhau tham khảo nhé.

Dinh dưỡng từ cá hồi

Cũng giống một số loài “cá béo” khác, cá hồi có chứa axít béo không no DHA, rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi.
Nguồn DHA trong cá hồi cao hơn rất nhiều so với nguồn DHA chứa trong các loại sữa dành cho bà bầu, có thể giúp cải thiện tâm trạng, ổn định tinh thần cho các bà mẹ trẻ (nhất là thời kỳ sau sinh nở, họ thường hay bị xáo trộn về mặt tâm lý sinh ra buồn chán, trầm cảm…).
Bên cạnh đó, trong cá hồi còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe bà bầu nói riêng và mọi người như: vitamin D, vitamin B12 , vitamin B, vitamin A, vitamin B6; Các nguyên tố vi chất như canxi, kali, sắt, phốt pho, kẽm, đồng, magie và nhóm axit amin như: thiamin, niacin, riboflavin, pantothenic.
Tuy nhiên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ lưu ý, phụ nữ mang thai chỉ nên bổ sung khoảng 300g cá hồi/tuần để tránh nhiễm độc thủy ngân. Ngoài ra để được an toàn nhất, bà bầu cần chế biến cá hồi sạch sẽ và nấu chín trước khi thưởng thức.

Xem thêm:

ba bau ca hoi

Bà bầu có nên ăn cá hồi không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá hồi được xếp là một trong những thực phẩm “vàng” dành cho mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Cá hồi với bà bầu có một số tác dụng sau:
Phát triển hệ thần kinh và võng mạc mắt của thai nhi
Các vitamin B3, B6, B12 giúp hỗ trợ chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn…và chất béo omega-3 (chủ yếu là DHA) trong cá hồi khá cao giúp cho sự phát triển hệ thần kinh và võng mạc mắt của thai nhi.
Tốt cho trí não thai nhi
Cá hồi có chứa axít béo không no DHA, rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi.
Giảm táo bón
Ngoài ra, trong món ăn cũng bổ sung lượng chất xơ khá dồi dào từ các loại bông bí, bông hẹ, bông so đũa, lá giang giúp hỗ trợ tiêu hóa tránh táo bón cho các thai phụ.Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá hồi được xếp là một trong những thực phẩm “vàng” dành cho mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Cá hồi với bà bầu có một số tác dụng sau:
Bảo vệ tim mạch
Oxy hóa bên cạnh tác dụng dinh dưỡng như vitamin A, E, selen, kẽm trong cá hồi giúp bảo vệ bộ gen di truyền trong tế bào của bé và sức khỏe tim mạch của mẹ với các tác nhân ngoại lai.
Ổn định tâm trạng bà bầu
Nguồn DHA trong cá hồi cao hơn rất nhiều so với nguồn DHA chứa trong các loại sữa dinh dưỡng cho bà bầu, có thể giúp cải thiện tâm trạng, ổn định tinh thần cho các bà mẹ trẻ (sau sinh nở, bà bầu thường hay bị xáo trộn về mặt tâm lý sinh ra buồn chán, trầm cảm…).

Món ngon từ cá hồi tốt cho bà bầu

Cá hồi nấu sữa
250g cá hồi phi lê, cắt miếng vuông, ướp với gia vị, để ngấm khoảng 10 phút. Luộc chín 150g đậu Hà Lan, 100g hạt sen và 300g khoai tây (gọt vỏ, thái miếng vuông). Phi tỏi thơm, cho cá vào xào.
Khi cá săn lại, cho vào sữa tươi (250ml), một ít kem tươi và nước dùng. Chờ hỗn hợp sôi, cho tiếp khoai tây, đậu, hạt sen đã luộc chín và gừng thái sợi vào, nêm gia vị vừa miệng để sôi lại. Dùng nóng với bánh mì.
Cá hồi xốt rượu vang
1/2kg cá hồi cắt thành từng miếng vuông, để ráo rồi ướp với một ít tiêu và muối. Áp chảo cá hồi với bơ và dầu ô liu. Cho 500ml rượu vang trắng vào nồi, sau đó đun sôi rồi cho lần lượt cá, hành, cần tây và hai muỗng nước cốt chanh, kem tươi vào.
Để lửa liu riu cho đến khi thấy nước xốt sánh lại là được. Khoai tây (bốn củ) luộc rồi bóc bỏ vỏ, nghiền nát. Đổ bơ và sữa vào chảo đun nóng rồi cho hết khoai tây đã nghiền vào trộn thật đều. Nêm muối, hạt tiêu vào cho vừa ăn. Bày cá và khoai tây ra đĩa, dùng nóng.
Cá hồi viên rán
Nguyên liệu: 500 gr cá hồi, 2 bó thì là, hành lá, 1 quả trứng gà, 100 gr bột mỳ, muối, tiêu, dầu ăn.
Cách chế biến
Cá hồi hấp chín, gỡ thành từng miếng nhỏ, cho rau thì là, hành lá thái nhỏ, bột mỳ, hạt tiêu, muối, đập trứng gà vào, trộn đều. Nặn thành các viên bằng nhau, tròn và dẹt. Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, chú ý không để dầu nóng quá sẽ khiến cá dễ cháy ở vỏ bên ngoài. Cho những viên cá vào chảo rán. Rán nhỏ lửa đến khi cá chín vàng 2 mặt. Cá chín vằng, giòn tan, không bị béo, chấm cùng nước mắm chua ngọt. Rất ngon khi ăn với cơm nóng.
Cá hồi nướng cam
Nguyên liệu: 2 khúc cá hồi tươi, 1 trái cam, 1 muỗng nước tương, ¼ muỗng café bột nêm, tiêu xay, 1 muỗng dầu ăn.
Cách chế biến:
Cá rửa sạch thấm qua giấy cho ráo nước, cam cắt đôi vắt lấy nước. Ướp cá với nước cam, bột nêm, tiêu cho thấm khoảng 15 đến 30 phút. Bắc chảo chống dính lên bếp, lửa vừa cho thêm dầu vào. Tiếp theo cho cá vào, trở cá cho vàng đều. Cho tiếp nước ướp cá vào chảo cho thấm qua cá. Cho cá ra dĩa, trình bày theo ý thích ăn kèm với cơm trắng, hoặc bánh mì…

Chú ý cho bà bầu ăn có hồi

Tuy nhiên, cần lưu ý là để tránh nhiễm độc thủy ngân bà bầu chỉ nên bổ sung khoảng 300g cá hồi/tuần. Ngoài ra, bà bầu cần chế biến cá hồi sạch sẽ và nấu chín trước khi thưởng thức. Đây là món ăn có cung cấp đạm khá cao, nên bà bầu nên ăn vào các bữa ăn chính với 2/3 lượng chế biến trên với một chén mì và/ hoặc một chén cơm, nui…

Bạn chưa biết:

More aboutBà bầu có nên ăn cá hồi không?

Bà bầu có nên ăn bắp ngô không?

Người đăng: Hoang Vu

Bà bầu có nên ăn bắp ngô không? Ngô là món ăn ưa thích của nhiều người, thuộc nhiều lứa tuổi. Ngô mang tới nhiều lợi ích dinh dưỡng và sức khỏe với các cách chế biến khác nhau. Còn chuyện ngô làm mẹ hay em bé sau này bị ho thì chưa có nghiên cứu nào khẳng định. Bởi vậy, bạn có thể yên tâm ăn ngô khi mang bầu.

Dinh dưỡng trong bắp ngô

Trong một hạt ngô, có 2g chất béo, 41g carbohydrate, 5g chất xơ và 5g protein. Nước chiếm 114g trong tổng cộng trọng lượng. Các chất béo trong ngô có xu hướng là chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn, bao gồm 29.5 mg axit béo omega – 3 và 961 mg axit béo omega – 6.
Ngô có lượng folate cao, một chén ngô (hạt) chứa 75.4 mcg hay 19% lượng khuyến cáo tiêu dùng hàng ngày. Thiamin cũng có lượng lớn trong ngô, cung cấp đến 24% theo mức hàng ngày.
Một chén ngô (hạt) cũng cấp hơn 10% giá trị dinh dưỡng trong ngày bao gồm vitamin C, pantothenic acid, niacin, magie, kali, mangan và phốt pho. Các chất dinh dưỡng khác có trong ngô với số lượng ít hơn bao gồm vitamin A, E, B – 6 và K, riboflavin, canxi, kẽm, sắt, đồng, selenium và choline.

Xem thêm:

ba bau bap ngo

Bà bầu có nên ăn bắp ngô không?

– Ngô giàu chất xơ, giúp bà bầu giảm táo bón và các vấn đề liên quan đến thời kỳ mang thai.
– Bắp ngô cũng dồi dào axit folic. Ở dạng tự nhiên, axit folic là folate. Đây là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và đã mang thai vì nó có khả năng ngăn chặn khuyết tật ống thần kinh của bào thai như tật nứt đốt sống và dị tật thần kinh khác.
– Folate cũng có hiệu quả trong việc giảm homocysteine (một loại amino axit làm tổn thương các mạch máu).
– Ngô có chứa thiamine, chất cần cho tế bào não và chức năng nhận thức ở bào thai. Thiamine còn giúp sản xuất acetylcholine (một chất dẫn truyền thần kinh), tăng cường khả năng ghi nhớ của bé sau khi chào đời.
– Pantothenic axit trong ngô giúp các cơ quan nội tạng của mẹ hoạt động tốt trong suốt thai kỳ.
An toàn khi bà bầu ăn ngô: Ngô đóng hộp thường chứa nhiều muối. Điều này có thể gây tăng huyết áp và bị phù cho người mẹ. Do đó, nên tránh ngô đóng hộp.
Bà bầu có thể chọn ăn ngô luộc, chè ngô, xôi ngô, soup gà ngô non… để thêm ngon miệng và khỏe mạnh khi mang thai.
Ngoài ra ngô còn có các công dụng sau
Tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón
Một trong những lợi ích của ăn ngô là giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Lý do là bắp ngô giàu chất xơ không hòa tan- chất khiến dễ tiểu tiện. Chất xơ này cũng hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho ruột già và đổi lại vi khuẩn giúp biến chất xơ thành chuỗi axit béo ngắn (SCFA). SCFA có thể cung cấp năng lượng cho các tế bào ruột, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề ở ruột, bao gồm cả ung thư ruột kết. Ngoài ra, căn bệnh táo bón rất phổ biến khi mang thai nên mẹ đừng bỏ qua thực phẩm này nhé!
Bảo vệ tim mạch
Bắp ngô là thực phẩm cũng có chứa nhiều cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Các chất xơ hòa tan liên kết với cholesterol trong mật, được bài tiết từ gan, sau đó lan truyền đi khắp nơi trong cơ thể để hấp thụ tiếp cholesterol có hại. Ngoài ra, lượng vitamin B trong bắp cũng giúp làm giảm homocysteine. Chúng ta biết rằng, nếu homocysteine tăng cao có thể phá hủy các mao mạch, từ đó mà dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Ăn một bắp ngô cũng có thể cung cấp được 19% lượng vitamin B mỗi ngày.
Giúp da sáng đẹp
Lâu nay nhiều hãng được phẩm trên thế giới đã dùng ngô để chiết xuất nhiều thành phần dinh dưỡng để chế tạo dược phẩm. Tuy nhiên, cách đơn giản là bạn có thể ăn bắp thường xuyên sẽ giúp da sáng đẹp hơn.
Ngăn ngừa khuyết tật thai nhi
Lâu nay bác sĩ thường khuyên phụ nữ mang thai tăng cường bổ sung chất folate nếu cơ thể bị thiếu. Folate là chất giúp ngăn chặn nguy cơ sảy thai và thai nhi bị khuyết tật. Trong khi đó, bắp ngô lại rất giàu folate. Nếu mẹ thường xuyên ăn ngô sẽ không cần phải bổ sung các viên thuốc bổ folate, nó sẽ giúp cơ thể thai nhi tổng hợp tế bào mới và khỏe mạnh.
Tốt cho não
Bắp ngô cũng giàu vitamin B1 giúp acetylcholine-một chất truyền tín hiệu thần kinh cho bộ nhớ. Nếu cơ thể thiếu vitamin B1 sẽ gây ra tình trạng đầu óc mệt mỏi và giảm trí nhớ, stress – căn bệnh phổ biến khi mang thai. Một bát ngô có thể đáp ứng được khoảng 24% lượng thiamin mà cơ thể cần mỗi ngày.
Ngăn ngừa bệnh ung thư
Trong hạt ngô có chứa rất nhiều chất beta-cryptoxanthin, một loại carotenoid có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ung thư phổi hiệu quả. Một nghiên cứu kéo dài nhiều năm ở 63.000 người trưởng thành tại Trung Quốc cho thấy, những người có chế độ ăn nhiều beta-cryptoxanthin giảm được 27% nguy cơ ung thư phổi. Một nghiên cứu khác, ở 35.000 người tham gia cho biết, những người ăn thực phẩm nguyên hạt như ngô giảm được đáng kể nguy cơ ung thư vú. Lý do là trong bắp ngô có chứa hàm lượng cao chất xơ cũng như chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị ung thư.
Có lợi cho bà bầu bị tiểu đường
Nhiều nghiên cứu cho thấy, thường xuyên ăn bắp ngô sẽ giảm được nguy cơ tiểu đường tuýp 2. Trong một cuộc thử nghiệm ở 40.000 người cho thấy, những phụ nữ thường xuyên ăn ngô giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn 30% so với những người không ăn hoặc ít khi ăn. Chỉ số đường huyết của ngô thấp giúp giảm lượng đường huyết trong máu. Chất xơ cũng giúp làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn thành đường, từ đó giúp hạ thấp nồng độ đường trong máu.
Tốt cho mắt
Bắp ngô cũng giàu beta-carotenoid và folate, cả hai chất này giúp làm chậm quá trình suy thoái điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Các nhà khoa học phát hiện thấy, beta-carotenoid trong bắp khi đi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A với tỷ lệ cao hơn so với những loại rau củ khác. Mà chúng ta biết rằng, Vitamin A rất cần thiết cho “cửa sổ tâm hồn” vì nó giúp sáng mắt. Vitamin A cũng rất tốt cho đôi mắt của thai nhi trong bụng mẹ nữa.
Giảm cân sau sinh
Mẹ cũng có thể áp dụng ngô vào thực đơn giảm cân sau sinh để lấy lại vóc dáng thon gọn hấp dẫn như trước. Ngoài ra mẹ có thể thay thế ngô bằng rất nhiều các loại trái cây, thực phẩm khác như táo, lê, cà chua… trong những thực đơn giảm cân của mình.

Lưu ý khi mẹ bầu ăn ngô

  •  Ngô là thực phẩm có lợi nhưng không phải là thực phẩm chứa đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho mẹ bầu trong thai kỳ nên mẹ bầu không nên chỉ ăn một món ngô trong các bữa ăn chính.
  •  Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều ngô trong một lúc, điều này sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng.
  •  Ngô có chứa lượng các axit béo khá cao, vì vậy nếu bạn có nguy cơ bị bệnh tim thì nên giảm lượng ngô hàng ngày của mình.
  •  Nếu bạn bị chứng khó tiêu thì nên thông báo cho bác sĩ, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên nên tiếp tục hay không ăn ngô trong giai đoạn này.
Qua bài viết bà bầu ăn ngô có được không của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Bạn chưa biết:

More aboutBà bầu có nên ăn bắp ngô không?

Bà bầu có nên ăn bột sắn dây không?

Người đăng: Hoang Vu

Bà bầu có nên ăn bột sắn dây không? Bột sắn dây là loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng ở việt nam vì đây là loại thực phẩm có tính mát nhưng không phải ai cũng có thể dùng loại thực phẩm này và nhiều thắc mắc cho răng bà bầu có nên ăn bột sắn dây không? Vì thế bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giúp chị em giải đáp, hãy cùng tham khảo nhé

Dinh dưỡng từ củ sắn

Củ sắn dây được coi là một trong những loại củ lớn nhất, có giá trị chữa bệnh ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Trung bình, một củ sắn dây nặng 200 gam ở phương Đông. Nó được dùng trong việc chữa trị các rối loạn tiêu hóa và đứng đầu trong các loại bột trị căn bệnh này.
Theo giáo sư Dhamananda, viện trưởng Viện nghiên cứu y học cổ truyền bang Oregan, thì bột sắn dây chứa hàm lượng cao plavonodit, là một loại hoạt chất tăng cường sự hoạt động hệ tiêu hóa và tuần hoàn. Plavonodit là một chất nổi tiếng chống lại ôxi hóa cơ thể. Sắn dây có tác dụng ngăn chặn sự co rút của các tế bào ruột, do đó làm máu chảy tốt hơn và giảm chứng co ruột, xoắn ruột.

Xem thêm: 

ba bau san day

Bà bầu có nên ăn bột sắn dây không?

  • Trong quá trình mang thai, các mẹ rất dễ rơi vào tình trạng mất cân bằng, âm huyết hao tổn do toàn bộ cơ thể và chất dinh dưỡng phải tập trung vào việc nuôi dưỡng thai nhi vì thế mà cơ thể bất hòa
  • Vì thế, các mẹ bầu được khuyên nên tránh các loại thực phẩm cay, nóng, nhằm tránh các ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng vì sẽ làm mất cân bằng âm dương trong cơ thể
  • Vì thế, bột sắn dây là loại thực phẩm mát công dụng rất tốt giải nhiệt, thanh lọc cơ thể.
  • Ngoài ra, bột sắn dây có chứa chất oxy hóa plavonodit, có tác dụng hỗ trợ tuần hoàn máu giúp máu lưu thông dễ dàng và cải thiện chức năng tiêu hóa.

Những lưu ý khi dùng bột sắn dây

Nếu cơ thể lạnh, không nên uống bột sắn dây vì có tính hàn cao.
Hơn nữa cái gì nhiều quá cũng không tốt, vì thế bạn không nên uống quá 1 ly nước sắn dây/1 ngày. Bạn cũng không nên uống nước sắn dây sống mà bạn nên đun chín. Bạn chỉ nên cho 1 chút đường, không nên cho quá nhiều đường vì uống đường nhiều cũng không tốt cho thai kỳ.
Axit cyanhydric tập trung nhiều ở hai đầu củ sắn và lớp vỏ đỏ
Ngoài ra, bà bầu không nên ăn củ sắn luộc. Loại thực phẩm này chứa nhiều axit cyanhydric (HCN) đặc biệt là khoai mì cao sản gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, nặng hơn nữa là ngộ độc thức ăn.
Axit cyanhydric tập trung nhiều ở hai đầu củ sắn và lớp vỏ đỏ. Tránh những loại sắn có vị đắng. Khi đun nấu, nên gọt vỏ sắn thật sạch, ngâm trong nước ít nhất 1 giờ, trong khi luộc không được đậy nắp nồi để các độc tố bay hơi bớt. Phụ nữ có thai nên hạn chế ăn sắn.
Qua bài viết bà bầu có nên ăn bột sắn dây không của chúng tôi có giúp ích được  gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Bạn chưa biết:

More aboutBà bầu có nên ăn bột sắn dây không?