Bà bầu có nên ăn cá hồi không? Như các mẹ đã biết cá hồi là một loại thực phẩm quý giá từ thiên nhiên nhưng song bên cạnh đó không phải ai cũng biết cách ăn và chế biến như thế nào cho phù hợp đặc biết là với phụ nữ mang thai. Vì thế, hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này cho chị em biết, cùng nhau tham khảo nhé.
Dinh dưỡng từ cá hồi
Cũng giống một số loài “cá béo” khác, cá hồi có chứa axít béo không no DHA, rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi.
Nguồn DHA trong cá hồi cao hơn rất nhiều so với nguồn DHA chứa trong các loại sữa dành cho bà bầu, có thể giúp cải thiện tâm trạng, ổn định tinh thần cho các bà mẹ trẻ (nhất là thời kỳ sau sinh nở, họ thường hay bị xáo trộn về mặt tâm lý sinh ra buồn chán, trầm cảm…).
Bên cạnh đó, trong cá hồi còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe bà bầu nói riêng và mọi người như: vitamin D, vitamin B12 , vitamin B, vitamin A, vitamin B6; Các nguyên tố vi chất như canxi, kali, sắt, phốt pho, kẽm, đồng, magie và nhóm axit amin như: thiamin, niacin, riboflavin, pantothenic.
Tuy nhiên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ lưu ý, phụ nữ mang thai chỉ nên bổ sung khoảng 300g cá hồi/tuần để tránh nhiễm độc thủy ngân. Ngoài ra để được an toàn nhất, bà bầu cần chế biến cá hồi sạch sẽ và nấu chín trước khi thưởng thức.
Xem thêm:
Xem thêm:
Bà bầu có nên ăn cá hồi không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá hồi được xếp là một trong những thực phẩm “vàng” dành cho mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Cá hồi với bà bầu có một số tác dụng sau:
Phát triển hệ thần kinh và võng mạc mắt của thai nhi
Các vitamin B3, B6, B12 giúp hỗ trợ chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn…và chất béo omega-3 (chủ yếu là DHA) trong cá hồi khá cao giúp cho sự phát triển hệ thần kinh và võng mạc mắt của thai nhi.
Tốt cho trí não thai nhi
Cá hồi có chứa axít béo không no DHA, rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi.
Giảm táo bón
Ngoài ra, trong món ăn cũng bổ sung lượng chất xơ khá dồi dào từ các loại bông bí, bông hẹ, bông so đũa, lá giang giúp hỗ trợ tiêu hóa tránh táo bón cho các thai phụ.Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá hồi được xếp là một trong những thực phẩm “vàng” dành cho mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Cá hồi với bà bầu có một số tác dụng sau:
Bảo vệ tim mạch
Oxy hóa bên cạnh tác dụng dinh dưỡng như vitamin A, E, selen, kẽm trong cá hồi giúp bảo vệ bộ gen di truyền trong tế bào của bé và sức khỏe tim mạch của mẹ với các tác nhân ngoại lai.
Ổn định tâm trạng bà bầu
Nguồn DHA trong cá hồi cao hơn rất nhiều so với nguồn DHA chứa trong các loại sữa dinh dưỡng cho bà bầu, có thể giúp cải thiện tâm trạng, ổn định tinh thần cho các bà mẹ trẻ (sau sinh nở, bà bầu thường hay bị xáo trộn về mặt tâm lý sinh ra buồn chán, trầm cảm…).
Món ngon từ cá hồi tốt cho bà bầu
Cá hồi nấu sữa
250g cá hồi phi lê, cắt miếng vuông, ướp với gia vị, để ngấm khoảng 10 phút. Luộc chín 150g đậu Hà Lan, 100g hạt sen và 300g khoai tây (gọt vỏ, thái miếng vuông). Phi tỏi thơm, cho cá vào xào.
Khi cá săn lại, cho vào sữa tươi (250ml), một ít kem tươi và nước dùng. Chờ hỗn hợp sôi, cho tiếp khoai tây, đậu, hạt sen đã luộc chín và gừng thái sợi vào, nêm gia vị vừa miệng để sôi lại. Dùng nóng với bánh mì.
Khi cá săn lại, cho vào sữa tươi (250ml), một ít kem tươi và nước dùng. Chờ hỗn hợp sôi, cho tiếp khoai tây, đậu, hạt sen đã luộc chín và gừng thái sợi vào, nêm gia vị vừa miệng để sôi lại. Dùng nóng với bánh mì.
Cá hồi xốt rượu vang
1/2kg cá hồi cắt thành từng miếng vuông, để ráo rồi ướp với một ít tiêu và muối. Áp chảo cá hồi với bơ và dầu ô liu. Cho 500ml rượu vang trắng vào nồi, sau đó đun sôi rồi cho lần lượt cá, hành, cần tây và hai muỗng nước cốt chanh, kem tươi vào.
Để lửa liu riu cho đến khi thấy nước xốt sánh lại là được. Khoai tây (bốn củ) luộc rồi bóc bỏ vỏ, nghiền nát. Đổ bơ và sữa vào chảo đun nóng rồi cho hết khoai tây đã nghiền vào trộn thật đều. Nêm muối, hạt tiêu vào cho vừa ăn. Bày cá và khoai tây ra đĩa, dùng nóng.
Cá hồi viên rán
Nguyên liệu: 500 gr cá hồi, 2 bó thì là, hành lá, 1 quả trứng gà, 100 gr bột mỳ, muối, tiêu, dầu ăn.
Cách chế biến
Cá hồi hấp chín, gỡ thành từng miếng nhỏ, cho rau thì là, hành lá thái nhỏ, bột mỳ, hạt tiêu, muối, đập trứng gà vào, trộn đều. Nặn thành các viên bằng nhau, tròn và dẹt. Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, chú ý không để dầu nóng quá sẽ khiến cá dễ cháy ở vỏ bên ngoài. Cho những viên cá vào chảo rán. Rán nhỏ lửa đến khi cá chín vàng 2 mặt. Cá chín vằng, giòn tan, không bị béo, chấm cùng nước mắm chua ngọt. Rất ngon khi ăn với cơm nóng.
Cá hồi nướng cam
Nguyên liệu: 2 khúc cá hồi tươi, 1 trái cam, 1 muỗng nước tương, ¼ muỗng café bột nêm, tiêu xay, 1 muỗng dầu ăn.
Cách chế biến:
Cá rửa sạch thấm qua giấy cho ráo nước, cam cắt đôi vắt lấy nước. Ướp cá với nước cam, bột nêm, tiêu cho thấm khoảng 15 đến 30 phút. Bắc chảo chống dính lên bếp, lửa vừa cho thêm dầu vào. Tiếp theo cho cá vào, trở cá cho vàng đều. Cho tiếp nước ướp cá vào chảo cho thấm qua cá. Cho cá ra dĩa, trình bày theo ý thích ăn kèm với cơm trắng, hoặc bánh mì…
Cá rửa sạch thấm qua giấy cho ráo nước, cam cắt đôi vắt lấy nước. Ướp cá với nước cam, bột nêm, tiêu cho thấm khoảng 15 đến 30 phút. Bắc chảo chống dính lên bếp, lửa vừa cho thêm dầu vào. Tiếp theo cho cá vào, trở cá cho vàng đều. Cho tiếp nước ướp cá vào chảo cho thấm qua cá. Cho cá ra dĩa, trình bày theo ý thích ăn kèm với cơm trắng, hoặc bánh mì…
Chú ý cho bà bầu ăn có hồi
Tuy nhiên, cần lưu ý là để tránh nhiễm độc thủy ngân bà bầu chỉ nên bổ sung khoảng 300g cá hồi/tuần. Ngoài ra, bà bầu cần chế biến cá hồi sạch sẽ và nấu chín trước khi thưởng thức. Đây là món ăn có cung cấp đạm khá cao, nên bà bầu nên ăn vào các bữa ăn chính với 2/3 lượng chế biến trên với một chén mì và/ hoặc một chén cơm, nui…
Bạn chưa biết:
Bạn chưa biết:
{ 0 nhận xét... read them below or add one }
Đăng nhận xét