Sửa chữa laptop uy tín tphcm giá rẻ

Người đăng: Trần Văn Lanh on Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

nội dung

Sửa chữa laptop

Sửa chữa laptop uy tín

Sửa chữa laptop tphcm

Sửa chữa laptop giá rẻ
Sửa chữa laptop uy tín tphcm
sửa chữa laptop hcm uy tín
More aboutSửa chữa laptop uy tín tphcm giá rẻ

Bà bầu có nên ăn sữa chua không?

Người đăng: Hoang Vu on Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

Sữa chua là loại thực phẩm mà nhiều người từ già đến bé đều thích không ngoại trừ những bà bầu. Nhưng bên cạnh đó không phải ai cũng biết lợi ích của sữa chua. Vì thế hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này cho chị em, hãy cùng nhau tham khảo nhé.

Xem thêm:  Trẻ em bị gầy, còi xương nên ăn thực phẩm gì? + Trẻ em nên ăn thực phẩm gì để dễ ngủ nhất?

Dinh dưỡng từ sữa chua

Sữa chua là sản phẩm của sữa nên có giá trị dinh dưỡng khá cao và cân đối: trong 100g sữa chua chứa khoảng 100 Kcal, chất đạm trung bình từ 3,1 – 5,3 g, chất béo khoảng 2,3 – 2,6 g, chất bột khoảng 14-15g. 100 g sữa chua có thể cung cấp xấp xỉ 100 Kcal. Và cơ cấu năng lượng trung bình của sữa chua khá cân đối, với tỷ lệ năng lượng của 3 chất P:L:G là khoảng 17:23:60.
Sữa chua còn là một sản phẩm khá giàu canxi cần cho phát triển hệ xương và răng; đa số các loại sữa chua trên bao bì có ghi đủ các thành phần Na, K và phospho, một số loại có Vitamin D khoảng 0,1 mcg và Cholesterol khoảng 5,0 mg; Một số loại còn được bổ sung thêm DHA (chất béo không no nhiều nối đôi) giúp cải thiện phát triển trí tuệ và Probi (cfu), giúp ngăn ngừa một số bệnh đường ruột, bổ sung thêm axit cho dịch dạ dày, kích thích cảm giác thèm ăn, thúc đẩy nhu động ruột, giúp ăn ngon miệng, ăn nhiều hơn, tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, phòng chống được chứng táo bón.

Bạn chưa biết:

ba bau sua chua

Bà bầu có nên ăn sữa chua không?

Không những bổ sung các dinh dưỡng cần thiết như là canxi, vitamin ( nhiều nhất là B12), và các khoáng chất vô cùng cần thiết cấu thành nên xương của thai nhi, cũng như bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu, bên cạnh đó sữa chua còn chứa những lợi khuẩn cải thiện hệ tiêu hóa và cấu tạo thành ruột tốt hơn. Ngoài ra, nó còn mang đến những lợi ích khác cho cơ thể của mẹ bầu
Tăng cường can-xi
Sữa chua là loại thực phẩm chứa nhiều can-xi, khoáng chất vô cùng quan trọng cấu thành nên hệ xương của thai nhi, giảm nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng ở thai nhi, giảm dị tật ở thai nhi. Không chỉ thế, nó còn giảm tình trạng lên các cơn co giật, co thắt, do thiếu can-xi ở bà bầu
Tốt cho hệ tiêu hóa
Các lợi khuẩn (Probiotics) trong sữa chua giúp đường ruột của cơ thể thai phụ hoạt động tốt hơn và cải thiện hệ tiêu hóa.
Tăng cường hệ miễn dịch
Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua có khả năng tiêu diệt những vi khuẩn có hại gây nhiễm trùng, từ đó bà bầu chống chọi tốt hơn với các bệnh như cúm, cảm lạnh, dị ứng, nâng cao sức đề kháng của mẹ bầu hơn nhiều.
Giúp giảm cân
Tăng cân quá nhiều, quá nhanh ở bà bầu sẽ gây ra rất nhiều tác hại cho cả mẹ và cả thai nhi. Bởi thế các mẹ nên bổ sung sữa chua hằng ngày. Vì can-xi trong sữa chua đóng vai trò như chất xúc tác giúp thiêu đốt lớp mỡ thừa nhanh chóng. Ngoài ra, ăn sữa chua hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của hormone cortisol gây ra mất cân bằng hormone và tăng cân.
Giúp ổn định huyết áp
Ngoài những lợi ích trên, sữa chua còn giúp bà bầu giảm cảm giác nóng trong, giảm căng thẳng và stress bằng cách làm “dịu” khu vực điều khiển cảm xúc của não bộ, giúp phần cơ bắp săn chắc, khỏe mạnh và nhất là giúp làn da sáng hơn, bớt khô ráp đi đáng kể.

Lưu ý khi ăn sữa chua

Mỗi ngày, bà bầu có thể ăn 3 hộp sữa chua (mỗi hộp 200g) để đáp ứng nhu cầu canxi hàng ngày. Bạn cũng không cần phải kham khổ dùng những loại sữa chua không đường mà thoải mái sử dụng những loại sữa chua hương hoa quả hay pha trộn bất kỳ loại trái cây nào vào để tạo ra hương vị ưa thích.
Bạn nên hạn chế các loại sữa chua làm từ sữa nguyên kem vì chúng có chứa chất béo bão hòa không tốt nếu tiêu thụ nhiều, đặc biệt là khiến bạn lên cân nhiều hơn mức cần thiết và tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Khi mua sữa chua, bạn nên tìm kiếm những loại có ghi chữ ít béo hoặc không béo trên nhãn. Lưu ý tương tự khi bạn chọn mua các sản phẩm khác từ sữa.

Qua bài viết Bà bầu có nên ăn sữa chua không? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Từ khóa liên quan:

More aboutBà bầu có nên ăn sữa chua không?

Bà bầu có nên ăn hạt dẻ không?

Người đăng: Hoang Vu on Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Hạt dẻ là một loại hạt mà nhiều người ưa chuộng nhưng bên cạnh đó bà bầu có ăn được không là điều mà nhiều người thắc mắc về nó. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp rõ vấn đề này cho chị em hiểu hơn, hãy cùng nhau tham khảo nhé

Dinh dưỡng từ hạt dẻ

Hạt dẻ còn gọi là sơn hạch đào là hạt của cây dẻ có tên khoa học là Castanea Mollissima, thuộc họ sồi dẻ (Fagaceae). Trong tất cả các loại hạt chỉ duy nhất hạt dẻ có chứa vitamin C. Các loại hạt dẻ khô chứa lượng vitamin khá cao từ 15,1-61,3 mg/ 28,35g. Còn các loại hạt dẻ đã được nấu, hấp chín thì chứa khoảng 9,5-26,7mg vitamin.
Ngoài ra trong hạt dẻ còn chứa vitamin nhóm B như folacin. Tất cả đều chứa những chất khoáng vi lượng đáng kể bao gồm: can-xi, sắt, ma giê, phốt-pho, man-gan, đồng, selen, kẽm. Ngoài ra đó còn là một nguồn kali đặc biệt dồi dào với số lượng 119 mg-715mg trong 100g.
Dinh dưỡng trong hạt dẻ chứa nhiều thành phần giúp chống oxy hóa. Hạt dẻ còn giàu axit linoleic, một loại axit béo thuộc họ Omega-3. Không như những loại hạt thông thường, thành phần dầu trong hạt dẻ không cao. Thành phần chất béo của hạt dẻ cũng ít hơn các loại hạt khác. Trong hạt dẻ còn chứa chất phytosterol. Bên cạnh đó, hạt dẻ rất giàu tinh bột nên có thể cung cấp nhiều năng lượng.
Xem thêm:

hat de

Bà bầu có nên ăn hạt dẻ không?

Hạt dẻ chưa nhiều Kali tốt cho tim mạch
Cứ 500gr hạt dẻ thì chứa 100gr kali. Kali là chất giúp tăng huyết áp có tác dụng làm giảm nhịp tim và huyết áp. Vì thế khi ăn hạt dẻ mỗi ngày sẽ có tác dụng bảo vệ tim, phòng vừa xơ vữa động mạch và giảm nguy cơ tăng huyết áp
Nhiều khoáng chất làm giảm rủi ro mắc bệnh
Không những có nhiều vitamin, hạt dẻ còn chừa nhiều khoáng chất có tác dụng nâng cao sức khỏe, ngăn chặn bệnh tật. Chứa hàm lượng manga cao giúp chống oxy hóa có khả năng loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim. Hạt dẻ rất giàu folate, cứ 100gr hạt cung cấp 62 mg folate (chiếm 15,5% lượng folate cơ thể cần mỗi ngày). Folate và axit folic cần thiết cho sự hình thành của các tế bào máu đỏ, tổng hợp DNA. Tiêu thụ đầy đủ các thực phẩm giàu folate trong thời gian mang thai còn giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Đồng là một khoáng chất vi lượng giúp tăng cường sức mạnh của xương, hình thành tế bào máu và ổn định chức năng thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch. Một khoáng chất vi lượng chỉ cần thiết trong một số lượng nhỏ của cơ thể.
Giàu card giúp ổn định năng lượng
Hạt dẻ chứa nhiều hàm lượng carbohydrate(45 gam carb trong 100 gam hạt dẻ). Carbs rất quan trọng trong việc tái tạo và cung cấp năng lượng trước mắt hoặc lâu dài, song song bên cạnh đó nó cũng góp phần ổn định chức năng hệ thần kinh. Carbohydrate trong hạt dẻ là carb tổng hợp nên được tiêu hóa chậm giúp bạn no lâu. Tuy nhiên, nếu bạn là người đang theo “chủ nghĩa low-carb” để tránh tăng cân thì bạn không nên ăn nhiều hạt dẻ.
Nhiều chất xơ giúp bình ổn lượng đường trong máu
Hạt dẻ chứa nhiều chất xơ 100 gam hạt dẻ có tới 8.1 gam chất xơ). Chất xơ trong hạt dẻ bao gồm cả dạng hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan được hấp thụ trong nước, tạo thành một dạng như gel bên trong ruột, có tác dụng làm giảm cholesterol và ổn định lượng đường trong máu. Chất xơ không hòa tan giúp bạn có thể đi tiêu một cách dễ dàng. Điều này giúp làm giảm nguy cơ táo bón và các biến chứng đường ruột như viêm niêm mạc ruột.
Những người bị bệnh dạ dày nên tránh ăn nhiều hạt dẻ vì ăn nhiều hạt dẻ sẽ sản sinh nhiều axit dạ dày, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, người bị nặng thì sẽ bị xuất huyết dạ dày, gây ra đầy hơi trong đường tiêu hóa, dạ dày, khi nghiêm trọng sẽ dẫn đến táo bón. Vì vậy, mỗi ngày bạn không nên ăn quá 10 hạt dẻ to để tránh táo bón.

Lưu ý khi ăn hạt dẻ

  • Mặc dù ăn hạt dẻ rất tốt song bên cạnh đó ăn quá nhiều sẽ có hại cho cơ thể như đầy bụng, khó tiêu. Những người tiêu hóa kém không nên ăn hạt dẻ nhiều vì có thể dẫn tới tổn thương tỳ vị
  • Mỗi ngày không nên ăn quá 10 hạt dẻ vì ăn nhiều sẽ sản sinh ra nhiều axit dạ dày tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày
  • Khi ăn hạt dẻ nên chú ý những hạt có màu lạ thường hoặc những hạt đã bị hỏng hoặc mốc
  • Cần lưu ý rửa sạch hạt dẻ trước khi rang không nên rang cháy quá vì khi đó sẽ bị mất đi các chất dinh dưỡng. Nên bảo quản hạt ở trong điều kiện thoáng mát, chống mối mọt.
Qua bài viết Bà bầu có nên ăn hạt dẻ không? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Từ khóa liên quan:

More aboutBà bầu có nên ăn hạt dẻ không?

Bà bầu có nên ăn súp lơ

Người đăng: Hoang Vu

Nhiều chị em cho rằng những thực phẩm rau màu xanh đậm là những loại thực phẩm tốt cho cơ thể mẹ và bé, song bên cạnh đó vẫn còn nhiều thắc mắc cho rằng súp lơ xanh thì sao. Vì vậy, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này cho chị em về thành phần và giá trị dinh dưỡng của súp lơ xanh đối với cơ thể mẹ bầu và thai nhi.

Thành phần dinh dưỡng từ súp-lơ xanh

  • Súp lơ xanh là loại thực phẩm giàu dưỡng chất mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Trong súp lơ có chứa hàm lượng phốt pho cao và các khoáng chất khác như mangan và vitamin, đặc biệt là vitamin K, folate, B6.
  • Không chỉ có vậy, nó rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin C, canxi và các dinh dưỡng thực vật khác được gọi là glucosinolate.
  • Ngoài ra, súp lơ còn có một số lượng protein, carbohydrate, chất béo và một số lượng đáng kể các chất xơ cũng như axit béo omega 3 (như alpha-linolenic acid, hoặc ALA), allicin, selen và sulforaphane.
  • Tuy nhiên, súp lơ xanh lại là thực phẩm chứa rất ít calo và không gây béo, chính vì vậy mẹ bầu nào không muốn tăng cân nhanh thì súp lơ chính là lựa chọn không nên bỏ qua.
Xem thêm:
sup lo xanh
sup lo xanh

Bà bầu có nên ăn súp lơ xanh không?

Cải thiện tình trạng táo bón
Do thay đổi nội tiết tố khiến cho các dây thần kinh vùng xương chậu bị chèn ép, đa số các bà bầu phải đối mặt với tình trạng táo bón kéo dài và không có cách giải quyết. Súp lơ xanh chứa nhiều chất xơ và các vitamin giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón xảy ra.
Giúp sáng mắt
Khi đang trong chu kỳ mang thai, nếu cơ thể thiếu vitamin A sẽ làm cho thị lực của mẹ giảm đi đáng kể. Súp lơ có chưa các loại vitamin cần thiết trong đó có vitamin A giúp tăng cường thị lực cho mẹ bầu song bên cạnh đó giúp ngăn ngừa hiện tượng đục thủy tinh thể
Chống loãng xương
Dùng súp lơ xanh thường xuyên giúp cho cơ thể mẹ bầu cải thiện tình trạng thiếu vitamin D dẫn đến tình trạng loãng xương, thoái hóa xương khớp. Ngoài ra, nó còn giúp bổ sung can xi, photpho, kẽm giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Giảm thiểu tình trạng thiếu máu
Đa số các bà bầu thường bị thiếu máu khi mang thai. Khi cơ thể thiếu máu là do cơ thể thiếu chất sắt làm cho cơ thể mệt mỏi dẫn đến tình trạng chóng mặt, hoa mắt. Dùng nhiều súp lơ xanh hằng ngày giúp mẹ cải thiện tình trạng thiếu sắt vì trong súp lơ xanh chứa sắt và axit folic
Ngăn ngừa chuột rút
Nếu mẹ bầu thường xuyên bị chuột rút thì không nên bỏ qa súp lơ. Vì trong súp lơ có chứa kali giúp ngăn ngừa tình trạng co cơ xảy ra ở bà bầu. Ngoài ra, súp lơ còn giúp các mẹ ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp.
Giảm tình trạng tăng cân
Súp lơ thích hợp với các mẹ đang trong tình trạng tăng cân, vì trong súp lơ chứa rất ít calo. Giúp các mẹ bớt lo lắng về cân nặng của mình.
Giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh
Trong chu kỳ mang thai của mẹ bầu luôn cần có axit folic để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Đừng lo vì trong súp lơ chứa rất nhiều axit folic và điều cần làm là các mẹ nên sử dụng súp lơ xanh thường xuyên hơn
Súp lơ đối với trẻ em
Giàu vitamin
Khi sử dụng thực phẩm điều đầu tiên bà bầu cần biết đó là trong thực phẩm đó có chứa chất gì, có tốt không. Đừng lo khi sử dụng súp lơ xanh, vì trong súp lơ xanh chưa rất nhiều vitamin tốt cho cơ thể của thai nhi, trong đó có axit folic là thứ mà thai nhi nào cũng cần để phát triển.
Giảm thiểu dị ứng
Súp lơ xanh có đặc tính kháng viêm, chống viêm giúp cơ thể bé có thể kháng lại khi bị dị ứng với thực phẩm hoặc thuốc
Cải thiện hệ miễn dịch
Ngoài nhiều các dưỡng chất thiết yếu thì trong súp lơ xanh còn chứa nhiều khoáng chất giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bé
Cung cấp canxi – sắt
Tầm quan trọng của canxi và sắt là rất quan trọng vì khi trong thời gian mang thai hai dưỡng chất này rất cần thiết để cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Súp lơ chứa rất nhiều canxi và sắt nó giúp cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể tốt hơn khi đến cơ thể thai nhi

Lưu ý

  • Khi mua súp lơ nên chọn những bắp có màu xanh tự nhiên và đặc biệt không chọn những bắp bị dập, nát, hoặc úng vì khi đó dễ bị hỏng khi mang về chế biến
  • Nên bảo quản súp lơ trong bịch ni-long đã buộc kín và bỏ trong tủ lạnh tránh để các loại vị khuẩn dễ xâm nhập và ruồi bám vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Khi chế biến không nên nấu quá chín vì khi đó sẽ mất bớt đi các dưỡng chất quan trọng, khi chế biến nên để lửa nhỏ vì khi dùng sẽ cảm nhận được đồ giòn của bắp súp lơ.
Qua bài viết Bà bầu có nên ăn súp lơ của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Từ khóa liên quan:
More aboutBà bầu có nên ăn súp lơ

Bà bầu nên ăn quả gì?

Người đăng: Hoang Vu on Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Bà bầu nên ăn quả gì? Trong thời gian mang thai bà bầu cần rất nhiều chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi, bên cạnh sử dụng các loại thực phẩm bằng thịt và rau mẹ bầu nên thường xuyên dùng hoa quả để giúp cải thiện về tình trạng sức khỏe cũng như chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh.

Bà bầu nên ăn quả gì?

Lựu
Lựu là loại trái cây chứa nhiều chất chống quá trình lão hóa, lựu là thần dược bảo vệ làn da của mẹ tránh tình trạng rạn da khi mang thai. Khi ăn lựu bổ sung can-xi giúp cho thai nhi chắc xương và tăng cường sức đề kháng của cơ thể mẹ bầu cũng như bé

Xem thêm: 

ba  bau an luu
Kiwi
Kiwi là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh và chứa hơn 50 các chất dinh dưỡng khác trong đó có axit folic giúp cho thai nhi bị dị tật và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Kiwi là loại trái cây mẹ bầu nên ăn hằng ngày để cải thiện sức khỏe
Táo
Táo được xem là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng ở Việt Nam. Táo giúp mẹ bầu giữ dáng, tránh tình trạng thừa cân khi mang thai và duy trì chất dinh dưỡng trong cơ thể. Vì thế mẹ bầu nên thêm táo vào thực đơn hằng ngày để tránh tình trạng sức khỏe bị hao tổn, bên cạnh đó có thể dùng táo làm nước ép hoặc sinh tố
Bơ là trái cây được nhiều mẹ bầu tin dùng vì trong bơ có rất nhiều vitamin A,B giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể và tăng sức đề kháng của cơ thể. Bơ chứa ít chất béo giúp mẹ bầu tránh tình trạng tăng cân trong thai kỳ. Có thể dùng bơ để làm nước ép hoặc sinh tố v.v..
Chuối
Chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng như fructoso, fucoso, vitamin C, A, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào hằng ngày cho mẹ bên cạnh đó trong chuối còn có Kali giúp mẹ bầu giảm thiểu tình trạng bị tê tay chân hoặc chuột rút khi ngủ. Bên cạnh đó chuối còn giảm thiều tình trạng thiếu máu ở nhiều mẹ bầu vì thế chuối là thực phẩm cần thiết cho quá trình mang thai
Họ nhà cam
Các loại như cam, chanh, quýt, chứa phần lớn là vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể bên cạnh đó còn giúp mẹ bầu giảm thiểu tình trạng ốm nghén xảy ra trong thai kỳ.
Dâu tây
Dâu tây chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình mang thai cũng như là thành phần giúp mẹ bầu làm đẹp trong thời gian thai kỳ. Hầu hết các chất Vitamin B, C, hydrat, Kẽm chứa trong dâu tây có công dụng làm mát cơ thể, ngăn ngừa vi khuẩn, nấm mốc, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dâu tây có thể dùng làm nước ép hoặc sinh tố và làm trái cây dầm giúp mẹ thay đổi khi cảm thấy ngán
Nho
Nho chứa rất nhiều các nhóm vitamin A, B, natri, magie, có tác dụng nâng cao thị lực cho cơ thể, ngăn ngừa dị tật cho thai và giảm thiểu tình trạng tê tay chân và chuột rút hay xuất hiện ở mẹ bầu. Nho là nhân tố quan trọng giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh
Đu đủ chín
Đu đủ chứa nhiết chất dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa và giảm thiểu tình trạng rạn da khi mang thai, dinh dưỡng trong đu đủ giúp mẹ giảm thiểu tình trạng táo bón và bên cạnh đó đu đủ có chứa hàm lượng calo rất ít giúp ngăn ngừa tình trạng tăng cân cho mẹ
Bưởi
Bưởi chứa hầu hết là các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của mẹ. Ngoài giúp cải thiện sức đề kháng của mẹ bưởi còn có công dụng giúp mẹ cải thiện làn da của mình trong quá trình làm đẹp và cũng giúp giảm cân cho mẹ sau khi sinh. Bưởi ép là loại nước mà mẹ bầu sử dụng nhiều để giải khát và làm trẻ làn da

Những lưu ý khi ăn trái cây

  • Nên chọn những loại trái cây chưa bị dập, úng cuống hoặc bị nát
  • Khi mua về nên rửa thật sạch trước khi ăn
  • Nên bảo quan trái cây nơi thoáng mát như trong tủ lạnh giúp để lâu và tươi hơn
  • Nên thay đổi khẩu bị cho cơ thể như nước ép hoặc trái cây dầm
  • Một này nên bổ sung khoảng 500gr hoa quả và 500gr rau sạch
Qua bài viết Bà bầu nên ăn quả gì? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Từ khóa liên quan:

More aboutBà bầu nên ăn quả gì?

Bà bầu có nên ăn củ đậu?

Người đăng: Hoang Vu

Bà bầu có nên ăn củ đậu? Củ đậu hay có tên gọi khác là sắn nước theo tiếng của người miền Trung, có tác dụng thanh nhiệt vì thành phần trong củ đậu đa phần là nước nhưng bên cạnh đó bà bầu có ăn được củ đậu hay không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Vì thế bài viết hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiều việc bà bầu có ăn được củ đậu hay không nhé.

Xem thêm: Trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì? + Trẻ 6 tháng tuổi nên ăn trái cây gì?

Dinh dưỡng từ củ đậu

Các mẹ bầu cần biết, trong 100g củ đậu có 8mg canxi, 16mg photpho, 6mg vitamin C, 92g nước, 1g protit, 6g glucit, 0.7g xenluloza, 0.3g tro, 2,4 g tinh bột, cung cấp được 29kcalo nhưng không có các chất béo nên là một thực phẩm vô cùng lý tưởng với bà bầu.
Ngoài ra, trong củ đậu còn có nhiều vitamin và muối khoáng (8mg canxi, 16mg photpho, 6mg vitamin C… trong 100g củ đậu) rất cần thiết cho cơ thể.

Xem thêm: 

ba bau cu dau

Bà bầu có nên ăn củ đậu?

Thanh nhiệt, giải độc
Theo như đã biết đa phần trong củ đậu là nước, góp phần giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể của bà bầu, ngăn ngừa táo bón.
Làm đẹp
Trong củ đậu chiếm đa thành phần là nước và muối giúp giải nhiệt, ngoài ra có thể lấy nước để làm mặt nạ ngăn ngừa tình trạng khô da, rạn da khi mùa đông đến. Hoặc có để dùng củ đậu thái lát đề đắp trên da mặt
Chữa ốm nghén
Vì chiếm đa số thành phần là nước và một phần là tinh bột và glucozo nên thích hợp cho những mẹ bầu bị ốm nghén. Khi sử dụng củ đậu mẹ sẽ có thể vừa cung cấp nước cũng như là tinh bột cho cơ thể
Cải thiện tiêu hóa
Trong thời gian thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ cảm thấy nóng kèm theo đó là bệnh táo bón hành hạ nên việc chọn củ đậu cho mình là quyết định đúng đắn. Ăn củ đậu thường xuyên giúp cơ thể thanh nhiệt cũng như là điều trị bệnh táo bón
Giảm thiểu tình trạng tăng cân
Trong thời gian thai kỳ việc tăng cân là điều không thể tránh khỏi, việc thêm củ đậu vào thực đơn là quyết định đúng đắn, ngoài đa phần là nước củ đậu còn chứa tinh bột và glucoso giúp cho mẹ bầu không lo về cân nặng của mình

Món ngon từ củ đậu

Bò xào củ đậu
Chuẩn bị:
– 1 củ đậu khoảng 300g
– 150g thịt bò thăn
– Vài củ hành tím
– Hành lá, ngò, dầu hào.
Thực hiện:
– Củ đậu gọt vỏ sạch, thái miếng vừa ăn. Hành tím lột vỏ, rửa sạch, thái lát. Hành ngò cắt khúc.
– Thịt bò thái lát mỏng. Thêm vào ½ thìa canh dầu hào và 1/2 thìa cafe vào thịt bò, trộn đều.
– Cho 1 thìa dầu vào chảo, đợi dầu sôi thì bỏ thịt bò vào xào với lửa lớn và nhanh tay, chỉ cần xào thịt bò chín tái không nên xào chín quá sẽ không ngon.
– Cho 1 thìa dầu ăn vào chảo, đợi khi dầu nóng bạn cho hành tím vào.
– Khi hành tím có mùi thơm thì bỏ củ đậu vào xào. Thêm vào 1 thìa canh dầu hào vào xào cùng, nếu chảo xào khô thì có thể thêm nước lọc vào xào cùng để củ đậu chín.
– Khi củ đậu chín thì bỏ hành ngò vào chảo xào.
– Tiếp tục cho thịt bò đã chín vào, trộn 4-5 lần để thịt, hành, củ đậu trộn lẫn, hòa quyện cùng nhau thì tắt bếp dọn ra đĩa. Nên ăn khi món ăn còn nóng là ngon nhất.
Salad củ đậu
Chuẩn bị:
– 1 củ đậu, 1 củ cà rốt
– 5 củ cải đỏ
– Hành lá, rau mùi, nước cốt chanh, tương ớt và muối.
Thực hành:
– Rửa sạch các nguyên liệu, tiến hành thái củ đậu, cà rốt thành từng lát nhỏ.
– Tiếp đó, trộn đều với 2 muỗng nước cốt chanh, 1 thìa cà phê tương ớt, ¼ thìa cà phê muối rồi rắc rau mùi lên là được. Sự hấp dẫn của salad củ đậu chính ở vị chua ngọt, man mát tự nhiên.

Bạn chưa biết:

More aboutBà bầu có nên ăn củ đậu?

Bà bầu có nên ăn chuối không?

Người đăng: Hoang Vu on Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Bà bầu có nên ăn chuối không? Chuối được coi là loại trái cây duy nhất hội tụ đầy đủ thành phần dưỡng chất cần thiết cho cơ thể con người. Nó được coi như một “thần dược tự nhiên” nhất đối với con người đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai.

Dưỡng chất trong quả chuối

  • Chuối là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, trong chuối có nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Trong chuối, hàm lượng kali (potassium) chiếm tỉ lệ rất cao, chứa nhiều loại đường thiên nhiên như: fructose, sucrose, glucose, cung cấp một năng lượng dồi dào cho cơ thể.
  • Chuối là nguồn cung cấp fructooligosaccharides, một chất quan trọng để nuôi dưỡng những loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp chức năng ruột hoạt động tốt hơn, nhờ đó, cơ thể sẽ hấp thu vitamin và các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả hơn. Sự tăng hấp thu này sẽ đem nhiều canxi hơn tới xương chúng ta, giúp cho bộ xương vững chắc.
  • Đối với dạ dày, những hợp chất có trong quả chuối sẽ giúp nuôi dưỡng tế bào thành ruột, tạo nên một hàng rào dịch nhầy vững mạnh có đủ sức để chiến đấu chống lại những loại vi khuẩn gây lở loét dạ dày.
  • Hàm lượng cao kali và hàm lượng thấp natri có trong chuối đã giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Ngoài ra, chuối là thực phẩm giàu chất xơ, làm gia tăng chức năng ruột.
  • Trong chuối cũng chứa một hàm lượng cao sắt, kích thích cơ thể tạo ra hemoglobin giúp ngăn chặn thiếu máu.
Một hợp chất khác có trong chuối là tryptophan, chất này vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành serotonin. Đây là một chất hóa học giúp điều hòa trạng thái cơ thể. Cùng với serotonin, những vitamin nhóm B trong chuối cũng giúp điều hòa glucose huyết (nồng độ glucose huyết sẽ ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần).
Những loại đường thiên nhiên có trong chuối giúp điều hòa nồng độ đường huyết, giúp cải thiện tình trạng stress do thực phẩm gây ra, giúp cải thiện sức khỏe cho thai phụ.

Xem thêm: 

ba bau an chuoi

Bà bầu có nên ăn chuối không?

Nói “không” với chứng trầm cảm
Trong chuối tiêu có một chất hóa học giúp não sản sinh chất 6-HT có tác dụng gây cảm giác hưng phấn, vui vẻ ở con người. Người mắc chứng trầm cảm có thể ăn nhiều chuối tiêu để dần dần loại bỏ cảm giác chán nản, thất vọng và trở nên yêu đời, lạc quan hơn.
Làm đẹp với mặt nạ chuối tiêu
Nghiền nửa quả chuối, trộn đều với sữa tươi làm mặt nạ đắp mặt trong 15 – 20 phút rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Mặt nạ chuối tiêu sẽ hút sạch bụi bẩn bám trên da mặt, giúp gưong mặt bạn mịn màng, sáng bóng và ít tàn nhang.
Bên cạnh những ích lợi trên, các chuyên gia y tế còn lưu ý: Chuối tiêu có tính hàn nên những người bị đau dạ dày, bị đau bụng do tiêu chảy không nên ăn nhiều. Trong chuối có chứa nhiều magiê, tốt cho tim mạch nhưng ăn nhiều có thể gây ra buồn ngủ. Vì vậy các lái xe không nên ăn chuối khi đói bụng.
Giảm lượng cholesterol trong máu
Lượng cholesterol trong máu tăng cao sẽ gây ra bệnh về tim mạch. Trong thân cây chuối có một chất không chế được cholesterol trong máu. Những người có lượng cholesterol trong máu cao nên dùng 50g thân chuối rửa sạch, thái lát mỏng rồi hòa với nước sôi, uống liên tục trong vòng 10 – 20 ngày sẽ có hiệu quả trong việc chữa trị.
Cắt cơn ho
Người bị ho liên tục không ngừng cơn nên chưng 1-2 quả chuối tiêu với đường viên, mỗi ngày ăn 1 – 2 lần sẽ làm giảm cơn ho.
Điều trị bệnh trĩ và đi ngoài ra máu
Mỗi ngày ăn 2 quả chuối tiêu trước bữa cơm hoặc ăn chuối cả vỏ có tác dụng nhuận tràng thông tiện, hạn chế chứng tiện bí và đi ngoài ra máu.
Giảm béo
Chuối có hàm lượng tinh bột cao nên dễ làm no bụng. Khi tinh bột được hấp thu vào cơ thể và chuyển hóa thành đường cần một khoảng thời gian nhất định, vì thế năng lượng không bị tích trữ trong cơ thể quá nhiều. Chính vì lí do này, chuối tiêu đã được các nhà dinh dưỡng xếp vào nhóm thực phẩm giảm béo có lợi cho cơ thể.
Có lợi cho người bị cao huyết áp
Cơ thể người bị cao huyết áp và người mắc bệnh tim mạch thường thừa natri mà thiếu kali. Trong chuối tiêu có nhiều kali nên ăn 3 – 5 quả mỗi ngày sẽ duy trì sự cân bằng natri – kali và độ cân bằng pH cho cơ thể, giúp hạn chế sự tổn hại đến mạch máu do thừa natri.
Điều trị loét đường tiêu hóa
Những bệnh nhân mắc bệnh loét đường tiêu hóa hay phải uống thuốc Phenylbutazone, để lâu sẽ gây chảy máu dạ dày. Trong chuối tiêu có chứa một chất có tác dụng kích thích sản sinh các tế bào niêm mạc dạ dày để bảo vệ thành dạ dày nên hạn chế được khả năng chảy máu dạ dày.
Hết ngứa da
Các thí nghiệm thực tế đã chứng minh vỏ của quả chuối tiêu có một hợp chất khống chế được vi khuẩn và nấm gây ngứa da. Vì vậy, khi bị ngứa da do vi khuẩn hoặc nấm, bạn có thể lấy vỏ chuối tươi sát trực tiếp lên da hoặc hấp cách thủy. Dùng liên tục trong vài ngày sẽ có hiệu quả rất rõ rệt.

Lưu ý khi ăn chuối

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng theo khuyến cáo của các chuyên gia, bầu chỉ nên ăn từ 1-2 trái chuối mỗi ngày. Khuyến nghị này không chỉ dựa trên những tác hại bầu có thể gặp phải khi ăn chuối mà còn dựa trên khẩu phần trái cây phù hợp trong thực đơn khuyến nghị của bà bầu.
Để tận dụng những lợi ích tối đa từ trái cây, bà bầu không nên ăn quá 500 gram trái cây mỗi ngày để tránh gây hại cho sức khỏe.
Qua bài viết bà bầu có nên ăn chuối không của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thác mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Bạn chưa biết:


More aboutBà bầu có nên ăn chuối không?