Mang bầu có nên ăn mướp đắng?

Người đăng: Hoang Vu on Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Mang bầu có nên ăn mướp đắng? Mướp đắng tuy được coi là một thực phẩm rất tốt giúp giải nhiệt trong mùa hè nhưng trong dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai không nên có mướp đắng vì chúng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và có thể gây hư thai…


Tác dụng của mướp đắng

Kích thích ăn uống, tiêu viêm, thoái nhiệt: Mướp đắng giúp kiện tỳ khai vị (kích thích chức năng tiêu hóa); Alkaloid trong mướp đắng có công hiệu lợi niệu hoạt huyết (lợi tiểu, máu lưu thông); tiêu viêm thoái nhiệt (chống viêm, hạ sốt); thanh tâm minh mục (mát tim sáng mắt).
Phòng chống ung thư: Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong mướp đắng giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư; Nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các thực bào.
Giảm thấp đường huyết: Nước cốt mướp đắng tươi, có tác dụng hạ đường huyết tốt, là món ăn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường.
Món ăn – bài thuốc từ mướp đắng:
Tên khoa học: Momordica charantia L., thuộc họ Hồ lô (Cucurbitaceae). Miền Nam gọi là khổ qua. Mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh).
Mướp đắng trộn rau cần: Mướp đắng 150g; rau cần 150g, tương mè; tỏi nhuyễn mỗi thứ với lượng vừa. Trước tiên gọt bỏ vỏ, ruột mướp đắng cắt thành sợi nhỏ, trần qua nước sôi, rồi lại dùng nước lạnh dội qua, để ráo nước, sau đó trộn mướp đắng với rau cần, nêm thêm các vật liệu. Món ăn có tác dụng mát gan giảm huyết áp, thích hợp dùng cho người bệnh cao huyết áp.
Trà mướp đắng: Mướp đắng 1 quả, trà xanh với lượng vừa. Mướp đắng cắt bỏ một phần trên, móc bỏ ruột, nhét trà xanh vào, treo trái mướp đắng ở nơi thoáng gió; một thời gian sau, lấy xuống, rửa sạch, cùng trà cắt nhuyễn, trộn đều, mỗi lần lấy 10g cho vào một tách, hãm với nước sôi. Món trà này có tác dụng thanh nhiệt giải thử (làm mát chống say nắng); miệng khát phiền nhiệt.
Nước mướp đắng: Mướp đắng tươi 500g. Trước tiên rửa sạch mướp đắng, cắt lát, cho vào nồi, thêm 250ml nước, nấu khoảng 10 phút. Nước nấu mướp đắng có công hiệu thanh nhiệt sáng mắt, thích hợp dùng cho người bệnh can hỏa (gan nóng) bốc lên, mắt đỏ sưng đau.

Xem thêm:


 Lợi ích của mướp đắng
– Thành phần folate cao: Là một trong những chất dinh dưỡng cực kỳ quan trong trong thai kỳ, folate có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi. Mướp đắng chứa hàm lượng folate khá cao, chiếm 25% nhu cầu folate mỗi ngày của mẹ bầu.
– Ngăn ngừa táo bón và trĩ: Khi mang thai, không ít thì nhiều, mẹ bầu phải “gánh” những khó chịu do táo bón và trĩ mang lại. Là một loại rau củ, lượng chất xơ dồi dào trong mướp đắng đủ để đáp ứng nhu cầu và giúp mẹ giảm bớt những nỗi lo về 2 triệu chứng khó chịu này.
– Hạn chế tiểu đường thai kỳ: Mướp đắng chứa charatin, khoáng chất có tác dụng ngăn ngừa tiểu đường hiệu quả. Không chỉ đối với tiểu đường thai kỳ, những người bị tiểu đường mãn tính cùng được khuyên nên thêm mướp đắng vào thực đơn của mình để ổn định đường huyết.
– Tăng cường hệ miễn dịch: Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch suy yếu, dễ trở thành đối tượng tấn công của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Bổ sung vitamin C khi mang thai giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương của cơ thể. Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng khả năng hấp thụ sắt và canxi hiệu quả. Chứa nhiều vitamin C, mướp đắng đáp ứng 50% nhu cầu vitamin C mỗi ngày của bà bầu.
– Giá trị dinh dưỡng cao: Ngoài các dưỡng chất trên, mướp đắng còn có rất nhiều vitamin và khoáng chất khác. Kẽm, mangan, kali, sắt tất cả đều là các loại vitamin và khoáng chất quan trọng cho mẹ và bé trong thời gian này.

Mướp đắng với bà bầu

  • Mướp đắng tuy chúng có vị rất đắng nhưng lại chứa gần như tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người như phốt pho, mangan, kẽm và magiê,… Ngoài ra, mướp đắng cũng chứa nhiều vitamin B1, B2, B3, vitamin C và là một nguồn phong phú của can-xi, sắt và beta-caroten.
  • Không thể bổ sung dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai bằng mướp đắng vì có thể gây tiêu chảy.
  • Việc ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày. Và trong dinh dưỡng cho phụ nữ mang thia không nên có mướp đắng, đó là điều mà các chuyên gia dinh dưỡng luôn đặc biệt nhắc nhở.
    Nguyên nhân là do mướp đắng rất ít chất xơ và chất béo, không phù hợp với chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài ra, phụ nữ mang thai ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết. Hơn nữa, các hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine – một độc tố có khả năng gây ra hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với những bà bầu nhạy cảm.
  • Do mướp đắng có thể kích thích tử cung dẫn đến sinh non nên không là thực phẩmdinh dưỡng cho phụ nữ mang thai.
  • Một nguyên nhân nữa mà các chuyên gia khuyên trong ding dưỡng cho phụ nữ mang thai không nên có mướp đắng là vì mướp đắng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ khi đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Đó các lý do tại sao các chuyên gia luôn luôn khuyên là: Trong dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai không nên có mướp đắng. Nếu khi mang thai bạn không tìm hiểu thông tin mà ăn loại thực phẩm này sẽ rất nguy hiểm..
Tuy được coi là một thực phẩm giải nhiệt mùa hè nhưng phụ nữ mang thai và cho con bú hoàn toàn không nên ăn mướp đắng vì chúng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và có thể gây hư thai…
Thực tế, có nhiều phụ nữ không biết có nên ăn mướp đắng trong khi mang thai hoặc khi đang cho con bú hay không vì mướp đắng được coi vừa là một thực phẩm và loại thuốc dân gian quý giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
Tuy được coi là một thực phẩm giải nhiệt mùa hè nhưng phụ nữ mang thai và cho con bú hoàn toàn không nên ăn mướp đắng vì chúng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và có thể gây hư thai…
Tuy chúng có vị rất đắng nhưng những quả mướp đắng lại chứa gần như tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người như phốt pho, mangan, kẽm và magiê. Nó cũng được coi là một thực phẩm dồi dào nhất có chứa thiamin, foliate và riboflavin. Ngoài ra, mướp đắng cũng chứa nhiều vitamin B1, B2, B3, vitamin C và là một nguồn phong phú của can-xi, sắt và beta-caroten.
Tuy được coi là một thực phẩm giải nhiệt mùa hè nhưng phụ nữ mang thai và cho con bú hoàn toàn không nên ăn mướp đắng vì chúng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và có thể gây hư thai…
Do nó có nhiều giá trị dinh dưỡng tuyệt vời như vậy nên người ta hay ăn sống mướp đắng để giữ các giá trị dinh dưỡng dễ mất đi nếu gia nhiệt.
Việc ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày. Và nó cũng là loại thực phẩm mà phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế.
Nguyên nhân là do mướp đắng rất ít chất xơ và quá ít chất béo, không phù hợp cho chế độ dinh dưỡng của bà bầu và phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, việc ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết. Lại thêm, các hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine – một độc tố có khả năng gây ra hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với người nhạy cảm.
Bên cạnh đó, mướp đắng cũng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Lưu ý khi ăn mướp đắng
Mướp đắng có chứa những chất alkaloid như quinine và morodicine có thể gây độc cho một số người. Các triệu chứng ngộ độc bao gồm buồn nôn, đau bụng, mặt đỏ, tiết nước bọt liên tục, giảm thị giác, tiêu chảy, yếu ớt…
Tiêu thụ một lượng lớn mướp đắng có thể dẫn tới tiêu chảy, đau bụng và rối loạn tiêu hóa khác.
Một chất có tên vicine có trong hạt mướp đắng có thể gây ngộ độc ở một số cơ địa nhạy cảm. Bởi thế, trẻ em và phụ nữ mang thai nên tránh ăn phải hạt mướp đắng. Khi chế biến và đun nấu, cần loại bỏ hoàn toàn hạt mướp đắng.
Vị đắng của mướp đắng có thể kích thích co bóp tử cung và gây sinh non trong một số trường hợp.
Nếu bạn chưa từng ăn mướp đắng thì đừng cố gắng tập ăn khi đang mang thai. Tốt nhất bạn có thể hỏi bác sĩ về việc liệu có an toàn khi ăn mướp đắng trước khi muốn ăn món này.

Bạn chưa biết:

More aboutMang bầu có nên ăn mướp đắng?

Bà bầu có nên tập yoga không?

Người đăng: Hoang Vu

Bà bầu có nên tập yoga không? Tập thể dục, tập Yoga cho bà bầu hay massage cho bà bầu luôn là phương thức kỳ diệu không những mang lại cho bà bầu một thai kỳ khỏe mạnh mà còn giúp cho bà bầu vượt cạn một cách dễ dàng và nhanh chóng. Bà bầu mang thai tập yoga sẽ sở hữu một sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái, cải thiện được vóc dáng vì trọng lượng cơ thể không tăng quá nhiều. Tuy nhiên, tất cả các bài tập đều phải khoa học và theo sự hướng dẫn của chuyên gia tư vấn, tránh việc các bà bầu tự ý thực hiện các động tác không phù hợp ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Những người phụ nữ mang thai tập Yoga sẽ sở hữu một sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái, cải thiện được vóc dáng vì trọng lượng không tăng quá mức cần thiết, cơ thể linh hoạt hơn, thích nghi tốt trong nhiều tình huống khác nhau khi làm việc tay chân hay trí óc.
Khi mang bầu, thai nhi có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của thai phụ, đặc biệt vùng xương chậu, vì lúc này xương chậu phải chịu áp lực rất lớn. Lyện tập Yoga thường xuyên sẽ giúp dây chằng và các cơ bắp có độ đàn hồi tốt hơn. Mỗi một tư thế Yoga tác động thật sâu vào hệ thống tuyến nội tiết giúp người mẹ lấy lại sự cân bằng trong việc tiết ra hormone trong cơ thể, giảm thiểu khả năng bị chuột rút, giảm thiểu tình trạng đau nhức cơ thể, những rắc rối, phức tạp trong thời gian mang thai như dị ứng, buồn nôn, phù nề….mỗi chuyển động của một động tác đều vận hành theo hơi thở của thai phụ, đi sâu vào thần kinh, tạo sự vững mạnh về tâm trí và tâm hồn.

Xem thêm:

download (10)
Theo báo cáo của những nhà nghiên cứu Ấn Độ thuộc quỹ nghiên cứu Yoga Vivekanada, những thai phụ luyện tập Yoga trong thời gian mang thai sẽ giảm thấp tỉ lệ sinh non. Tỷ lệ huyết áp cao cũng thấp hơn so với những người không tập Yoga. Các bài tập Yoga làm tăng lượng máu đến dạ con, duy trì một lượng nước ối an toàn, giảm sự di chuyển các hormone stress của người mẹ và giảm sự giải phóng các hormone gây ra hiện tượng sinh non. Đây là một trong những phương pháp giảm tỷ lệ sinh non, sinh con nhẹ cân .
Yoga cũng tốt cho cả thai nhi khi chào đời, em bé sinh ra có trọng lượng cân đối, thích nghi nhanh với môi trường, khỏe mạnh và dễ nuôi hơn. Ngoài ra nó còn giúp các bà mẹ cảm thấy thoải mái hơn để thích nghi với hoàn cảnh mới sau khi sinh, sức khỏe cũng được phục hồi nhanh hơn, giảm cân nhanh hơn, linh hoạt hơn không cảm thấy sức ỳ vào thời kỳ hậu sản.

Tuy nhiên, bạn cần để ý một vài điều sau:

  • Khi thực hành tư thế vặn mình, nên vặn từ vai và lưng, tránh vặn từ thắt lưng để không tạo áp lực lên bụng. Vặn mình giúp bạn thoải mái, nhưng vặn quá nhiều sẽ không tốt cho thai nhi.
  • Với những động tác uốn cong người về phía trước, xoay hông, ưỡn ngực và kéo giãn cột sống từ đỉnh đầu xuống đến xương cụt sẽ tạo ra không gian rộng hơn để các xương sườn di chuyển, nhờ đó thai phụ thở dễ dàng hơn.
  • Nếu bạn đang tham dự một lớp học yoga bình thường, không dành riêng cho phụ nữ mang thai, nên nói với huấn luyện viên là bạn đang mang thai và đang ở tam cá nguyệt thứ mấy của thai kỳ.
  • Kể từ tam cá nguyệt thứ hai, bạn đừng tập bất kỳ tư thế nào liên quan đến lưng vì nó có thể sẽ làm giảm lượng máu đến tử cung.
  • Tránh tập những động tác làm căng cơ bắp quá nhiều, đặc biệt là vùng bụng. Nếu không, bạn sẽ phải chịu đựng sự căng thẳng, căng cơ và các cơn đau khác do tác dụng của hormone relaxin gây ra để mở rộng tử cung và làm mềm các mô liên kết.
  • Tư thế đứng tấn: Giữ xương chậu cố định, vùng bụng và xương cụt hơi hạ xuống thấp, tư thế này giúp thư giãn cơ mông và các cơ gấp ở hông nhằm giảm bớt hoặc ngăn chặn những cơn đau hông lan xuống mặt sau của chân, một tác dụng phụ thường gặp trong thai kỳ. Nó còn giúp ngăn ngừa tổn thương cho các mô liên kết ổn định ở xương chậu của thai phụ.
  • Nếu đang rướn người về phía trước trong khi ngồi, bạn nên đặt một chiếc khăn hoặc dây đeo yoga sau bàn chân và giữ hai đầu khăn. Uốn cong người từ hông và nâng ngực để tránh chèn ép bụng. Nếu bụng quá lớn, bạn thử đặt một chiếc khăn cuộn lại dưới mông để nâng cao cơ thể, chân mở rộng hơn, cách này tạo không gian lớn hơn để dễ đưa bụng về phía trước.
  • Từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi, khi trọng lượng bắt đầu thay đổi, bạn nên đứng với tư thế gót chân chạm vào tường hoặc sử dụng một chiếc ghế đỡ để hỗ trợ nhằm tránh nguy cơ mất cân bằng gây thương tích cho bạn và thai nhi.
  • Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi thai phụ tập yoga trong phòng kín và quá nóng, sức nóng tỏa ra có thể gây nguy hiểm đối với sự phát triển của thai nhi.
  • Lắng nghe cơ thể: Nếu bạn cảm thấy khó chịu, nên dừng tập. Có thể bạn cần điều chỉnh một số tư thế cho phù hợp vì cơ thể đã thay đổi. Một huấn luyện viên chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tùy chỉnh các động tác cho từng giai đoạn của thai kỳ.
Trường hợp không nên tập Yoga.
  • Ngộ độc thai nghén.
  • Có nguy cơ sẩy thai.
  • Hay chóng mặt, buồn nôn và nôn nhiều, huyết áp cao, huyết áp thấp và tuột huyết áp.
  • Có tiền sử sinh non.
Tuy nhiên những bài tập nhẹ nhàng như bài tập hít thở, thư giãn…, vẫn an toàn và rất tốt, nó giúp bạn an tâm, bình tĩnh và tự tin lúc sinh nở.
Chuẩn bị cho một buổi tập Yoga.
  • Không gian tập yên tĩnh, không có gió lùa, mở cửa sổ cho thoáng khí, không có khói nhang.
  • Tập trên nền phẳng, rộng để có thể nằm thảng lưng, không tập trên giường hay trên đệm, không nên đi tất, tránh tiếp xúc trực tiếp với nền nhà, nên trải một tấm thảm dưới nền khi tập.
  • Không tập lúc quá no hoặc quá đói. Tuy nhiên 1 chút nước trong lúc tập cũng giúp thai phụ tránh được hiện tượng thiếu nước và những cơn co bóp dạ con.
  • Nên mặc áo thun để tiện cho di chuyển và thực hiện các động tác.
  • Không được đeo kính, không nên sử dụng nước hoa khi tập.
  • Tập trung tư tưởng và đừng để bị chi phối bởi bất kỳ điều gì.
Bạn cần biết:
More aboutBà bầu có nên tập yoga không?

Bà bầu có nên uống nước dừa không?

Người đăng: Hoang Vu

Bà bầu có nên uống nước dừa không? Đang mang thai có nên uống nước dừa không là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bầu đang muốn biết câu trả lời? Vì thường dân gian nói nước dừa rất tốt cho thai nhi? Cùng tìm hiểu ngay vấn đề này và biết được rằng, cần chú ý gì khi uống nước dừa khi đang mang thai nhé bạn.
Đối với các mẹ bầu đến tháng thứ 4 là có thể uống nước dừa. Tuy nhiên, đối với những mẹ mà mắc bệnh tiểu đường hay nhiều nước ối việc uống nước dừa cần hạn chế. Với 3 tháng đầu mang thai cũng có thể uống nhưng không được uống một cách thường xuyên, đặc biệt không được uống khi lạnh bụng hoặc cơ thể cảm thấy mệt mỏi.
Các mẹ bầu thường có những sai lầm trong việc nghĩ uống nước mía liên tục giúp con họ được sạch sẽ, tăng cân hay uống nước dừa để con được sinh ra trắng trẻo,…Nhưng họ không biết rằng việc làm này giúp cho họ tăng cân lên mà thực ra con họ vẫn như vậy, thậm trí uống quá nhiều nước dừa có thể gây đa nước ối, có thể mất con. Đối với cá mẹ mà lần đầu tiên mang thai cần phải tỉnh táo và nên biết chọn lọc các thông tin và cách tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có quyết định ăn bất cứ món gì mà mình không chắc chắn ăn toàn nhé.

Nước dừa – đồ uống “vàng” cho bà bầu

Tuy nhiên, sau 3 tháng đầu bà bầu có thể thoải mái uống nước dừa và loại nước này còn được coi là đồ uống “vàng” cho mẹ bầu nữa. Tuy nhiên, chị em chỉ nên uống 1 quả mỗi ngày và không nên uống buổi tối. Dưới đây là những lợi ích của nước dừa với bà bầu:
  • Vào mùa hè nóng bức, khi bạn muốn thỏa cơn khát thì không gì tốt bằng nước dừa. Nó hoàn toàn có thể thay thế cho các loại nước có đường và năng lượng cao như các loại đồ uống có ga hay nước hoa quả.
  • Nước dừa là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên và cũng giúp tăng tiết nước tiểu, ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận.
  • Nước dừa cũng giúp giảm tình trạng táo bón, cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề về tiêu hóa như tăng tiết axít dạ dày, viêm loét dạ dày.
  • Táo bón, đầy bụng, ợ hơi là những vấn đề thường gặp khi mang thai và nước dừa hoàn toàn có thể khắc phục được vấn đề này.
  • Nước dừa cũng rất giàu axit lauric mà khi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành monolaurin, có tác dụng chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.
download (15)
 Khi mang thai uống nước dừa bao nhiêu là đủ cho các mẹ bầu?
Như vậy, các mẹ đã biết được thành phần và tác dụng của nước dừa. Tuy nhiên, khi nào thì uống nước dừa và uống với lượng bao nhiêu là đủ? đây là 2 câu hỏi mà mẹ bầu nào cũng rất băn khoăn.
Uống bao nhiêu dừa một ngày là đủ cho các mẹ bầu?
– Các mẹ bầu bình thường, nghĩa là không mắc bệnh như thừa cân khi chưa có bầu hoặc bệnh tiểu đường, theo các chuyên gia thì uống 3 – 4 lần một tuần là đủ. Có rất nhiều các mẹ chia sẻ rằng việc uống nước dừa có thể giúp bé của họ trắng hơn. Về mặt khoa học mà nói, nước dừa chứa rất nhiều đường, uống nước dừa hàng ngày có thể là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiểu đường, vượt cân đặc biệt là khi mang thai 3 tháng đầu chưa cần tăng cân nhiều… Chính vì vậy mẹ bầu chỉ nên uống 3 – 4 lần/tuần hoặc 100 – 150ml/ngày.
Mang thai đến tháng mấy là có thể uống nước dừa được?
  • Các mẹ nên uống nước dừa nhiều vào 3 tháng giữa tháng 3,4 và 5 sau đó giảm dần từ các tháng tiếp theo. 
  • Nhiều mẹ băn khoăn và đã gửi những câu hỏi như ” Em mới mang thai được 2 tháng có nên uống nước dừa hay không? và uống như thế nào là đủ? và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé”. Các mẹ hoàn toàn yên tâm. khi uống nước dừa ở các tháng đầu tiên cũng mang lại dinh dưỡng và không ảnh hưởng đến thai nhi. 
  • Người ta khuyên là hạn chế uống nước dừa trong những tháng đầu tiên vì nước dừa có tính hàn, dễ gây lạnh bụng và ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
  • Trong 3 tháng đầu các mẹ thường phải chịu đựng các cơn ốm nghén, vì vậy uống nước dừa có thể làm trầm trọng thêm. Vậy nên tốt nhất là uống nước dừa từ 3 tháng giữa trở đi và nếu mẹ thèm quá thì 3 tháng đầu uống cũng được, chỉ có điều là hạn chế số lần đi và chỉ uống khi người thấy khỏe. Không uống khi người thấy mệt mỏi, lạnh bụng.

Các mẹ bầu uống nước dừa như thế nào cho tốt?
– Việc uống nước dừa trước khi đi ngủ có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của các mẹ.
– Không nên uống nước dừa sau khi tập thể dục, khi vừa mới đi làm về hoặc khi mà cơ thể cảm thấy mệt mỏi vì điều này sẽ làm cho cam mẹ dễ cảm thấy đột ngột.
– Uống nước dừa có công dụng làm trong và nhiều nước ối, vì vậy đối với những mẹ nhiều nước ối chỉ nên uống một lượng vừa đủ trong 3 tháng giữa và những tháng cuối thì không được uống.
– Các mẹ thường xuyên đi xét nghiệm nước tiểu và khám định kỳ để được tư vấn chế độ ăn hợp lý hơn tốt cho cả mẹ và bé và đặc biệt trước khi mang thai bạn cần đi xét nghiệm nước tiểu xem có bị tiểu đường không? bởi đối với mỗi người, mỗi cơ địa khác nhau nên có những thứ tốt với họ nhưng không tốt với bạn.
– Các mẹ thường có suy nghĩ là uống nước dừa để cho con trắng, nhưng điều này thực sự là khó. Như đã biết nước da của bé đã được quy định bởi các sắc tố gen của ba, mẹ. Vì vậy, các mẹ nếu có suy nghĩ óố gắng uống thật nhiều nước dừa để con trắng thì nên tìm hiểu thông tin thêm. Không nên ép mình như vây, dẫn đến uống quá nhiều, cũng không tốt.
– Chú ý khi uống nước dừa, khi mở nắp nước dừa thì cần uống hết luôn, không nên để tủ lạnh ngày hôm sau uống hoặc không nên để lâu hoặc mở nắp đi mở nắp lại quá nhiều lần. Vì khi để quá lâu ngoài không khí có thể sẽ làm biến chất trong nước dừa.
– Trên thị trường có rất nhiều cửa hàng dừa, và hầu hết họ đều ngâm chúng trong thuốc tẩy để trắng và bảo quản nên các mẹ cần lưu ý trong việc trọng dừa, tránh tình trạng xấu xảy ra.
More aboutBà bầu có nên uống nước dừa không?

Bà bầu có nên ăn rau muống không?

Người đăng: Hoang Vu

Bà bầu có nên ăn rau muống không? Bà bầu ăn rau muống không hề có hại như nhiều người nghĩ. Thật ra trong rau muống có nhiều dưỡng chất và chữa được 1 số bệnh cho bà bầu. Bà bầu ăn rau muống là có lợi cho sức khỏe. Cùng xem công dụng của rau muống và những món làm từ rau muống tốt cho mẹ bầu nhé !


Chú ý khi ăn rau muống
  • Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau nhức khớp, bệnh gout hay bị viêm đường tiết niệu thận do sỏi và huyết áp cao thì không nên ăn rau muống.
  • Một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ. Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.
  • Để đảm bảo cho sức khỏe, cũng như duy trì món rau nhiều lợi ích trong các bữa cơm gia đình , bà bầu cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, như vậy nếu có lượng thuốc sẽ bị phân hủy bớt.
Xem thêm:
download (2)
Dinh dưỡng của rau muống
Theo y học cổ truyền phương Đông, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (nấu chín thì giảm lạnh). Vào các kinh can, tâm, đại trường, tiểu trường. Công dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, giải tất cả các chất độc xâm nhập vào cơ thể… khuẩn độc hoặc do côn trùng, rắn rết cắn.
Theo các chuyên gia, bà bầu có thể ăn rau muống. Thành phần dinh dưỡng trong rau muống có tác dụng rất tốt cho bà bầu:
  • Trị đau đầu do tăng huyết áp: Khi luộc rau muống cho thêm ít giấm (không thể dùng món này thường xuyên, lâu dài để chữa bệnh tăng huyết áp) thay thuốc đặc hiệu.
  • Chữa chảy máu (chảy máu cam, ho nôn ra máu, đái, đi ngoài ra máu): Giã nát rau muống, uống cốt hoặc thêm nước đường, hoặc mật ong cho dễ uống.
  • Thanh nhiệt: Thân nhiệt của bà bầu thường cao hơn người thường. Luộc rau muống đúng cách,  sôi cho ít hạt muối để sôi lại mới cho rau vào, đảo đều, chín thì vớt ra rổ thưa rải ra cho rời và để ráo nước.
  • Nước luộc rau để nguội vắt chanh. Món này rất tốt cho bà mẹ có thai thiếu sắt, bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, người táo bón, đi đái đục, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, trẻ còi xương (lấy nước luộc rau muống nấu bột).
  • Chữa ngộ độc thức ăn (do không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kể cả ngộ độc lá ngón, thạch tín): Giã rau muống tươi lấy nước cốt uống ngay. Đây là kinh nghiệm dân gian được viết trong nhiều sách, nhưng chỉ nên dùng để sơ cứu tức thì nhằm hạn chế độc tính, sau đó đưa đến bệnh viện ngay.
Những món ăn tốt từ rau muống cho bà bầu
Rau muống luộc tốt cho mẹ và bé
Rau muống tính hơi lạnh (nấu chín thì giảm lạnh), có công dụng thanh nhiệt, làm mát máu, cầm máu, thông đại tiểu tiện, ba bau an rau muong giúp giải tất cả các chất độc xâm nhập vào cơ thể (nấm độc, sắn độc, cá thịt độc, lá ngón…), chất độc của côn trùng (ong, kiến…), rắn rết cắn.
  • Chữa ngộ độc thức ăn (do không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kể cả ngộ độc lá ngón, thạch tín): Giã rau muống tươi lấy nước cốt uống ngay. Đây là kinh nghiệm dân gian được viết trong nhiều sách, nhưng chỉ nên dùng để sơ cứu tức thì nhằm hạn chế độc tính, sau đó đưa đến bệnh viện ngay.
  • Chữa chảy máu (chảy máu cam, ho nôn ra máu, đái, đi ngoài ra máu): Giã nát rau muống, nước cốt hoặc thêm nước đường, hoặc mật ong cho dễ uống.
  • Đau đầu do tăng huyết áp: Khi luộc rau muống cho thêm ít giấm (không thể dùng món này thường xuyên, lâu dài để chữa bệnh tăng huyết áp) thay thuốc đặc hiệu.
  • Thanh nhiệt giải độc mùa hè: Luộc rau muống đúng cách, nước sôi cho ít hạt muối để sôi lại mới cho rau vào, đảo đều, chín thì vớt ra rổ thưa rải ra cho rời và để ráo nước. Nước luộc rau để nguội vắt chanh. Món này rất tốt cho bà mẹ có thai thiếu sắt, bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, người táo bón, đi đái đục, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, trẻ còi xương (lấy nước luộc rau muống nấu bột).
Rau Muống xào thịt bò
Rau muống xào thịt bò là một món ăn ngon, ba bau an rau muong sẽ cung cấp sắt, đạm và nhiều dinh dưỡng khác, lại chế biến nhanh gọn, dễ dàng, rất phù hợp với những mẹ bầu bận rộn.
Nguyên liệu
– 100 g phi-lê thịt bò
– 1/2 kg rau muống (1 bó nhỏ)
– 4 tép tỏi, hạt nêm, tiêu, đường, nước nắm, dầu ăn, bột ngô mỗi thứ một lượng vừa đủ.
Cách làm
– Rau muống nhặt khúc dài 7 – 8 cm, bỏ bớt lá, rửa sạch, để ráo nước.
– Bóc vỏ tỏi, 2 tép băm nhuyễn, 2 tép bào lát mỏng.
– Thịt bò thái miếng mỏng hình chữ nhật, ướp với nửa thìa hạt nêm, nửa thìa bột ngô và nửa thìa dầu ăn.
– Phi thơm tỏi cắt lát với 1/2 thìa cà phê dầu ăn, cho thịt bò vào xào nhanh, khi thịt vừa chín, tắt bếp.
– Đun nước thật sôi – cho vào một chút muối, bỏ rau vào luộc sơ, vừa chín tới, nhắc xuống đổ ra rổ cho ráo nước. Phi thơm tỏi băm với thìa súp dầu ăn trong chảo khác, xào rau muống. Nêm 1 thìa nước nắm, 1 thìa hạt nêm và nửa thìa đường. Cho thịt bò vào đảo đều, tắt bếp. Bày ra đĩa, rắc ít tiêu lên.
– Nếu bà bầu nào thích rau muống trông vừa xanh lại vừa đẹp mắt thì trần qua rau muống. Trường hợp xào rau trực tiếp không qua giai đoạn luộc sơ, màu rau khi xào xong không đẹp nhưng ăn bổ hơn vì các dưỡng chất không bị giảm đi trong nước luộc.
Công dụng món ăn
Thịt bò trong món ăn chứa nhiều axit amin, đạm, chất sắt, kali, kẽm, magie… và rất ít chất béo, tốt cho bà mẹ mang thai và em bé.
Còn trong rau muống có nhiều chất dinh dưỡng như protein, lipid, tro, canxi, phốt-pho, sắt, kali; các vitamin B1, B2, C, PP và nhiều acid amin cần thiết cho cơ thể. Rau muống rất tốt cho bà mẹ mang thai thiếu sắt, trị táo bón, tiểu đục, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh…

Bạn chưa biết:

More aboutBà bầu có nên ăn rau muống không?

Bà bầu có nên đọc sách?

Người đăng: Hoang Vu

Bà bầu có nên đọc sách? Nếu bạn đang mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai trong thời gian tới, hãy đừng bỏ qua những cuốn sách cực hay và hữu ích dưới đây nhé! Những cuốn sách này là nguồn kiến thức vô cùng bổ ích giúp bạn hoàn thiện kiến thức trên hành trình làm mẹ. Chúng đều được viết, dịch bởi các bác sĩ khoa sản nổi tiếng trên cả nước.

Bà bầu có nên đọc sách?

Sang tháng thứ ba của thai kỳ, cơ quan thính giác của thai nhi đã bắt đầu phát triển. Theo các nhà khoa học, thời điểm thích hợp để mẹ bầu bắt đầu đọc sách cho bé yêu là khi thai nhi được 18 tuần tuổi, lúc này bé đã có thể nghe được âm thanh từ thế giới bên ngoài bụng mẹ thông qua dây rốn, với nước ối là môi trường truyền âm thanh hiệu quả.
Mẹ bầu nên chọn thời điểm thai nhi đã bắt đầu thức giấc, mẹ bầu có khoảng thời gian thư giãn riêng biệt, hoàn toàn thải mái trong không gian yên tĩnh, không ồn ào, không quá vội vã, gấp gáp vì bất kỳ việc gì khác. Bạn hãy lựa chọn những khoảng thời gian thư thái nhất để bản thân cùng bé yêu trải nghiệm thế giới muôn màu từ những cuốn sách bổ ích, thiết thực, làm tăng thêm sợi dây gắn kết giữa mẹ và bé.

Xem thêm:

download (11)

Vì sao việc đọc tốt cho trẻ?

Nghe đọc sách sẽ giúp bé xây dựng được vốn từ vựng, kích thích trí tưởng tượng và nâng cao khả năng giao tiếp cho bé. Những điều mà bạn đọc cho con nghe, sẽ tốt hơn cho sự tăng trưởng và phát triển của bé. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, kỹ năng ngôn ngữ và thậm chí là cả trí tuệ, có liên quan đến nhiều từ ngữ mà đứa trẻ được nghe mỗi ngày.
Trong một nghiên cứu, trẻ sơ sinh có cha mẹ thường nói chuyện với bé nhiều (trung bình từ 2.100 từ/một giờ) khi các bé 3 tuổi thì đạt chỉ số tiêu chuẩn trên bài test cao hơn những đứa trẻ mà cha mẹ chúng không có nhiều điều kiện giao tiếp bằng lời. Có thể giải thích về mối quan hệ hàng xóm láng giềng trong lúc đi dạo với bé hay gọi tên các bộ phận trên cơ thể của bé khi bạn tắm cho bé… cũng là cách hay để trò chuyện với trẻ. Đọc sách cũng là một cách tương tác bằng ngôn ngữ thú vị với trẻ.

Mẹ bầu nên đọc sách gì cho bé.

Mẹ bầu lưu ý là không phải bất cứ quyển sách, truyện nào cũng có thể áp dụng thực hành phương pháp thai giáo này. Sau đây là một số những loại sạch, truyện được các chuyên gia khuyên nên áp dụng cho thai nhi để mang lại hiệu quả tốt nhất:
– Bài thơ: Mẹ bầu cũng có thể mua những tập thơ ngắn, với chủ đề về thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước, về tình mẫu tử… Thơ có đặc trưng là có nhịp điệu, ngôn từ cô đọng, súc tích, dễ hiểu nên là sự lựa chọn tuyệt vời cho cả mẹ lẫn thai nhi trong bụng.
– Truyện cổ tích, ngụ ngôn: Nhà bác học Anbert Einstein đã từng có câu nói nổi tiếng: ‘Nếu muốn trẻ con thông minh, hãy đọc cho chúng nghe những câu chuyện cổ tích’. Chính vì vậy, mẹ bầu hãy lựa chọn những câu truyện cổ tích có giá trị nhân văn sâu sắc, ngôn từ sinh động, giàu hình ảnh để bé cảm nhận được sự bình yên với thế giới âm thanh phong phú, hấp dẫn. Hoặc bạn có thể lựa chọn những câu truyện ngụ ngôn mang màu sắc hài hước, vui vẻ, lạc quan để mẹ và bé luôn cảm thấy thoải mái nhất.

Phương pháp giúp mang lại hiệu quả khi đọc sách

– Giọng điệu đọc sách: Mẹ bầu cần đọc rõ ràng với giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Giọng điệu uyển chuyên, lên xuống, chuyển nhịp vừa phải, không quá nhanh, quá đột ngột. Người mẹ nên tạo sự hứng thú, giọng điệu vui vẻ, hoạt bát trong quá trình đọc sách để trẻ có thể cảm nhận được, tỏ ra thích thú, thoải mái và cảm thấy được yêu thương, hạnh phúc hơn.
– Tư thế đọc sách: người mẹ nên chọn tư thế mà mình cảm thấy thoải mái nhất. Có thể nằm trên giường, trên ghế sofa hoặc là trên thảm,… miễn sao mẹ bầu cảm thấy dễ chịu, không bị mệt mỏi, có thể tập trung được tinh lực, đọc sách rõ ràng và mạch lạc.
– Thời lượng đọc sách: Mỗi ngày mẹ bầu có thể dành khoảng 10 – 15 phút để đọc cho thai nhi mỗi ngày. Hàng ngày thực hiện 2 – 3 lần để thai nhi cảm nhận được đầy đủ, trọn vẹn những câu chuyện, những bài thơ hấp dẫn vừa kích thích thính giác, vừa gắn kết thêm tình mẫu tử.
Những cuốn sách hữu ích mẹ bầu không nên bỏ qua
– Cẩm nang mang thai và sinh con
– Lần đầu sinh con
– Dưỡng thai theo từng ngày
– Viết cho những bà mẹ sinh con đầu lòng
– Cẩm nang dành cho bà mẹ sinh con đầu lòng
– Cẩm nang cho những bà mẹ trẻ
– Lần đầu mang thai
– 101 hướng dẫn thực tế và hữu ích về mang thai và sinh nở.
– Hướng dẫn bà bầu ăn uống đúng cách
– Bí quyết sinh con
– Cẩm nang đi đẻ
– Cẩm nang sinh nở và nuôi dưỡng con
– Mang thai
– Chăm sóc bà mẹ và trẻ em
More aboutBà bầu có nên đọc sách?