Bà bầu có nên tập yoga không?

Người đăng: Hoang Vu on Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Bà bầu có nên tập yoga không? Tập thể dục, tập Yoga cho bà bầu hay massage cho bà bầu luôn là phương thức kỳ diệu không những mang lại cho bà bầu một thai kỳ khỏe mạnh mà còn giúp cho bà bầu vượt cạn một cách dễ dàng và nhanh chóng. Bà bầu mang thai tập yoga sẽ sở hữu một sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái, cải thiện được vóc dáng vì trọng lượng cơ thể không tăng quá nhiều. Tuy nhiên, tất cả các bài tập đều phải khoa học và theo sự hướng dẫn của chuyên gia tư vấn, tránh việc các bà bầu tự ý thực hiện các động tác không phù hợp ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Những người phụ nữ mang thai tập Yoga sẽ sở hữu một sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái, cải thiện được vóc dáng vì trọng lượng không tăng quá mức cần thiết, cơ thể linh hoạt hơn, thích nghi tốt trong nhiều tình huống khác nhau khi làm việc tay chân hay trí óc.
Khi mang bầu, thai nhi có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của thai phụ, đặc biệt vùng xương chậu, vì lúc này xương chậu phải chịu áp lực rất lớn. Lyện tập Yoga thường xuyên sẽ giúp dây chằng và các cơ bắp có độ đàn hồi tốt hơn. Mỗi một tư thế Yoga tác động thật sâu vào hệ thống tuyến nội tiết giúp người mẹ lấy lại sự cân bằng trong việc tiết ra hormone trong cơ thể, giảm thiểu khả năng bị chuột rút, giảm thiểu tình trạng đau nhức cơ thể, những rắc rối, phức tạp trong thời gian mang thai như dị ứng, buồn nôn, phù nề….mỗi chuyển động của một động tác đều vận hành theo hơi thở của thai phụ, đi sâu vào thần kinh, tạo sự vững mạnh về tâm trí và tâm hồn.

Xem thêm:

download (10)
Theo báo cáo của những nhà nghiên cứu Ấn Độ thuộc quỹ nghiên cứu Yoga Vivekanada, những thai phụ luyện tập Yoga trong thời gian mang thai sẽ giảm thấp tỉ lệ sinh non. Tỷ lệ huyết áp cao cũng thấp hơn so với những người không tập Yoga. Các bài tập Yoga làm tăng lượng máu đến dạ con, duy trì một lượng nước ối an toàn, giảm sự di chuyển các hormone stress của người mẹ và giảm sự giải phóng các hormone gây ra hiện tượng sinh non. Đây là một trong những phương pháp giảm tỷ lệ sinh non, sinh con nhẹ cân .
Yoga cũng tốt cho cả thai nhi khi chào đời, em bé sinh ra có trọng lượng cân đối, thích nghi nhanh với môi trường, khỏe mạnh và dễ nuôi hơn. Ngoài ra nó còn giúp các bà mẹ cảm thấy thoải mái hơn để thích nghi với hoàn cảnh mới sau khi sinh, sức khỏe cũng được phục hồi nhanh hơn, giảm cân nhanh hơn, linh hoạt hơn không cảm thấy sức ỳ vào thời kỳ hậu sản.

Tuy nhiên, bạn cần để ý một vài điều sau:

  • Khi thực hành tư thế vặn mình, nên vặn từ vai và lưng, tránh vặn từ thắt lưng để không tạo áp lực lên bụng. Vặn mình giúp bạn thoải mái, nhưng vặn quá nhiều sẽ không tốt cho thai nhi.
  • Với những động tác uốn cong người về phía trước, xoay hông, ưỡn ngực và kéo giãn cột sống từ đỉnh đầu xuống đến xương cụt sẽ tạo ra không gian rộng hơn để các xương sườn di chuyển, nhờ đó thai phụ thở dễ dàng hơn.
  • Nếu bạn đang tham dự một lớp học yoga bình thường, không dành riêng cho phụ nữ mang thai, nên nói với huấn luyện viên là bạn đang mang thai và đang ở tam cá nguyệt thứ mấy của thai kỳ.
  • Kể từ tam cá nguyệt thứ hai, bạn đừng tập bất kỳ tư thế nào liên quan đến lưng vì nó có thể sẽ làm giảm lượng máu đến tử cung.
  • Tránh tập những động tác làm căng cơ bắp quá nhiều, đặc biệt là vùng bụng. Nếu không, bạn sẽ phải chịu đựng sự căng thẳng, căng cơ và các cơn đau khác do tác dụng của hormone relaxin gây ra để mở rộng tử cung và làm mềm các mô liên kết.
  • Tư thế đứng tấn: Giữ xương chậu cố định, vùng bụng và xương cụt hơi hạ xuống thấp, tư thế này giúp thư giãn cơ mông và các cơ gấp ở hông nhằm giảm bớt hoặc ngăn chặn những cơn đau hông lan xuống mặt sau của chân, một tác dụng phụ thường gặp trong thai kỳ. Nó còn giúp ngăn ngừa tổn thương cho các mô liên kết ổn định ở xương chậu của thai phụ.
  • Nếu đang rướn người về phía trước trong khi ngồi, bạn nên đặt một chiếc khăn hoặc dây đeo yoga sau bàn chân và giữ hai đầu khăn. Uốn cong người từ hông và nâng ngực để tránh chèn ép bụng. Nếu bụng quá lớn, bạn thử đặt một chiếc khăn cuộn lại dưới mông để nâng cao cơ thể, chân mở rộng hơn, cách này tạo không gian lớn hơn để dễ đưa bụng về phía trước.
  • Từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi, khi trọng lượng bắt đầu thay đổi, bạn nên đứng với tư thế gót chân chạm vào tường hoặc sử dụng một chiếc ghế đỡ để hỗ trợ nhằm tránh nguy cơ mất cân bằng gây thương tích cho bạn và thai nhi.
  • Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi thai phụ tập yoga trong phòng kín và quá nóng, sức nóng tỏa ra có thể gây nguy hiểm đối với sự phát triển của thai nhi.
  • Lắng nghe cơ thể: Nếu bạn cảm thấy khó chịu, nên dừng tập. Có thể bạn cần điều chỉnh một số tư thế cho phù hợp vì cơ thể đã thay đổi. Một huấn luyện viên chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tùy chỉnh các động tác cho từng giai đoạn của thai kỳ.
Trường hợp không nên tập Yoga.
  • Ngộ độc thai nghén.
  • Có nguy cơ sẩy thai.
  • Hay chóng mặt, buồn nôn và nôn nhiều, huyết áp cao, huyết áp thấp và tuột huyết áp.
  • Có tiền sử sinh non.
Tuy nhiên những bài tập nhẹ nhàng như bài tập hít thở, thư giãn…, vẫn an toàn và rất tốt, nó giúp bạn an tâm, bình tĩnh và tự tin lúc sinh nở.
Chuẩn bị cho một buổi tập Yoga.
  • Không gian tập yên tĩnh, không có gió lùa, mở cửa sổ cho thoáng khí, không có khói nhang.
  • Tập trên nền phẳng, rộng để có thể nằm thảng lưng, không tập trên giường hay trên đệm, không nên đi tất, tránh tiếp xúc trực tiếp với nền nhà, nên trải một tấm thảm dưới nền khi tập.
  • Không tập lúc quá no hoặc quá đói. Tuy nhiên 1 chút nước trong lúc tập cũng giúp thai phụ tránh được hiện tượng thiếu nước và những cơn co bóp dạ con.
  • Nên mặc áo thun để tiện cho di chuyển và thực hiện các động tác.
  • Không được đeo kính, không nên sử dụng nước hoa khi tập.
  • Tập trung tư tưởng và đừng để bị chi phối bởi bất kỳ điều gì.
Bạn cần biết:

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét