Bà bầu có nên ăn hồng xiêm không?

Người đăng: Hoang Vu on Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Bà bầu có nên ăn hồng xiêm không? Mẹ bầu có biết bà bầu ăn hồng xiêm tốt cho thời kì mang thai không ? Bà bầu ăn hồng xiêm trong khi mang thai có thể ngừa táo bón và một số bệnh lý khác

Giá trị dinh dưỡng

Hồng xiêm tên khoa học gọi là Manilkara zapota, tiếng Anh gọi là sapodilla và bà con miền Nam hay gọi là sapoche. Theo Đông y, quả hồng xiêm có vị ngọt, tính mát; có tác dụng bổ mát, sinh tâm dịch, giải khát, nhuận tràng. Còn theo Tây y, đây là loại quả rất giàu hàm lượng vitamin và khoáng chất, do đó có giá trị dinh dưỡng rất cao.
Mỗi quả hồng xiêm là nguồn cung cấp dồi dào carbohydrates, vitamin C và các loại vitamin khác như vitamin A và B-complex. Hồng xiêm cũng rất giàu khoáng chất bao gồm đồng, sắt, phốt pho, magiê, kẽm, canxi và các chất điện giải như natri và kali.

Xem thêm:

download (7)

Bà bầu có nên ăn hồng xiêm không?

Giảm stress
Ít ai biết hồng xiêm cũng là một thuốc an thần mạnh. Mẹ bầu nào bị stress trong thai kỳ có thể dùng hồng xiêm để làm dịu các dây thần kinh và làm giảm căng thẳng. Ở phương Tây, hồng xiêm thường được chỉ định trong chế độ ăn uống của người bị trầm cảm, rối loạn lo âu và mất ngủ. Những mẹ bầu nào bị huyết áp cao trong thai kỳ thì dùng hồng xiêm kết hợp với lá su su để giảm huyết áp đấy. Ngoài ra, hồng xiêm cũng giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, giúp cầm máu và ngăn ngừa chảy máu. Chất chống oxy hóa dồi dào trong quả hồng xiêm giúp giải độc cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch.
Điều trị táo bón
Nếu mẹ bầu nào hay nhăn nhó, khó chịu vì phải đối mặt với chứng táo bón trong thai kỳ thì hãy ăn hồng xiêm thường xuyên. Đây là loại quả rất giàu chất xơ, chỉ cần ăn mỗi bữa vài quả hồng xiêm chín (mỗi ngày ăn hai bữa, mỗi bữa hai quả) chỉ mấy hôm sẽ hết táo.
Bên cạnh đó, hồng xiêm còn là nguồn cung cấp phong phú tannin và polyphenolic – các chất có lợi cho đường tiêu hóa. Hồng xiêm sẽ giúp loại bỏ các chất thải từ dạ dày, làm sạch dạ dày dẫn đến giảm tiêu chảy. Các khoáng chất dồi dào trong loại quả này cũng giúp cho việc hình thành các enzyme cần thiết trong dạ dày, từ đó điều chỉnh quá trình trao đổi chất và giữ cho đường tiêu hóa luôn sạch sẽ.
Giảm phù nề
Đây cũng là một loại thuốc lợi tiểu hiệu quả, giúp mẹ bầu loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể bằng cách đi tiểu thường xuyên. Nó cũng giúp duy trì nồng độ nước của cơ thể, ngăn ngừa tình trạng ứ nước trong người dẫn đến bệnh phù thũng. Không chỉ dừng ở đó, quả hồng xiêm còn có thể giúp ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, một trong những bệnh dễ gặp và có thể gây biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu như đẻ non, sảy thai, nhiễm trùng sơ sinh.
Chữa ho, cảm lạnh
Khi bị ho, cảm lạnh hay mắc các bệnh về đường hô hấp, mẹ bầu đừng quên hồng xiêm. Loại quả này sẽ giúp loại bỏ các chất nhầy và đờm trong mũi và đường hô hấp, qua đó giúp giảm ho và cảm lạnh.
Làm đẹp
Ngoài những công dụng tuyệt vời dành cho sức khỏe, hồng xiêm còn là loại quả lý tưởng để mẹ bầu làm đẹp. Hồng xiêm góp phần trong việc tái tạo tế bào và thường được sử dụng để trì hoãn các dấu hiệu lão hóa. Các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa dồi dào trong hồng xiêm giúp đem lại sức sống cho da, làm cho làn da mẹ bầu trông trẻ hơn và ngăn ngừa sự xuất hiện của các đốm đen và nếp nhăn trên da.
Chống viêm
Do có giá trị dinh dưỡng cao nên các chuyên gia sức khỏe phương Tây đều cho hồng xiêm là loại quả lý tưởng dành cho các mẹ bầu. Hồng xiêm rất giàu carbohydrate và năng lượng – điều cần thiết cho bà mẹ mang thai và cho con bú. Loại quả này cũng rất có ích trong việc giảm suy nhược và các triệu chứng của thời kỳ mang thai như buồn nôn hay chóng mặt.
Ngoài ra, hồng xiêm còn là một tác nhân chống viêm; có thể được sử dụng để ngăn ngừa viêm ruột, viêm dạ dày, và hội chứng ruột kích thích. Với những chị em bầu bí bị đau nhức và co thất cơ, hồng xiêm là liều thuốc hiệu quả do tính chất chống co thắt của nó.

Công dụng chữa bệnh từ trái hồng xiêm

–  Lá vàng, già sắc, lấy nước uống trị ho, cảm lạnh và tiêu chảy, lá sắc uống hàng ngày cũng giúp hạ huyết áp.
– Hạt dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm sốt. (Lấy 6 hạt hồng xiêm đem nghiền thành bột, uống với rượu hay nước chín). Hạt giã nát đắp vào vết thương có thể trị vết cắn do côn trùng độc. Nước sắc hạt được dùng làm thuốc gây giảm đau và giúp thoát mồ hôi.
– Vỏ cây, quả xanh sắc nước uống có thể dùng trị tiêu chảy, đi tả, kiết lị, trị sốt rét; quả xanh còn dùng giải độc khi đã uống thuốc xổ mạnh. Quả xanh và hoa được sắc để dùng trị bệnh phổi.
– Quả chín ăn giúp dễ tiêu hóa, nhuận tràng, trị táo bón.
Quả hồng xiêm là một món ăn tráng miệng rất lý tưởng, là thứ quả quý cho người già, trẻ em, người có bệnh dạ dày và đường ruột..
Thịt quả hồng xiêm chín có thể kết hợp với một số loại quả tạo thành nước sinh tố giải khát rất thơm ngon, bổ dưỡng. Thông dụng nhất là sinh tố hồng xiêm với sữa tươi, đường và đá bào say nhuyễn là thức uống rất lạ miệng, hấp dẫn.
Qua bài viết bà bầu có nên ăn hồng xiêm không của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Xem thêm:

More aboutBà bầu có nên ăn hồng xiêm không?

Bà bầu có nên ăn ổi không?

Người đăng: Hoang Vu

Bà bầu có nên ăn ổi không? Bà bầu ăn ổi có lợi hay không là thắc mắc của rất nhiều người bởi nhiều người cho rằng, ăn ổi bà bầu bị nóng trong và dễ bị táo bón.



Dinh dưỡng từ quả ổi

Vỏ ổi tuy hơi chát nhưng đừng vì thế mà bạn cắt bỏ đi vì đây là nơi tập trung nguồn vitamin C cao nhất, gấp 4 lần so với một trái cam. Độ dày và màu sắc của vỏ ổi có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại ổi.
Đây cũng là loại trái cây giàu vitamin A, các khoáng chất kali, magie và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như sắt, folate, chất điện giải, chất xơ.
Mỗi loại ổi khác nhau thì ruột ổi cũng khác nhau về màu sắc, độ cứng của hạt, mùi vị (từ ngọt đến chua).
Trong hạt ổi cũng chứa hàm lượng chất xơ cao, đặc biệt là omega 3 và omega 6.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g ổi chứa khoảng: 2,8-5,5 g chất xơ; 0,9-1,0 g protein; 0,1-0,5g chất béo; 9,1-17 mg canxi; 17,8-30 mg phốt pho; 0,30-0,70 mg sắt; 200-400 I.U carotene (vitamin A); Thiamine: 0,046 mg; Riboflavin: 0,03-0,04 mg; Niacin: 0,6-1.068 mg; 40 I.U vitamin B3…

Xem thêm:

download (1)

Bà bầu có nên ăn ổi không?

Giữ huyết áp ổn định
Dưỡng chất trong quả ổi còn giúp kiểm soát huyết áp rất tốt cho bà bầu. Trong thai kỳ, việc duy trì huyết áp ổn định là rất cần thiết để tránh nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
Giúp tăng khả năng miễn dịch
Trong quả ổi rất giàu axit ascorbic, vitamin C – giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của bà bầu. Ngoài ra, những dưỡng chất này cũng giúp loại bỏ những bệnh thường gặp trong thai kỳ như đau răng, chảy máu răng, nướu, viêm loét… vì trong 1 quả ối có chứa khoảng 16mg vitamin C.
Cải thiện hệ miễn dịch
Vitamin C, vitamin E, carotenoid, iso- flavanoids, polyphenol và axit ascorbic trong ổi là những dưỡng chất làm tăng hệ thống miễn dịch cho mẹ bầu, giúp mẹ tránh xa bệnh tật và các loại vi trùng xâm nhập. Đồng thời, chúng cũng giúp loại trừ những cơn đau răng, nướu, chảy máu răng, và các chứng viêm loét.
Bổ sung canxi
Bà bầu nên bổ sung 1 quả ổi hoặc một ly nước ép ổi mỗi ngày, vì hàm lượng canxi trong quả ổi cao giúp bổ sung canxi cho sự phát triển của xương và răng thai nhi..
Hỗ trợ sự phát triển thần kinh thai nhi
Không chỉ tốt cho mẹ bầu, ổi còn rất tốt cho thai nhi. Trong trái ối có chứa lượng axit folic và vitamin B9 – rất quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
Giảm nguy cơ thiếu máu
Uống một ly nước ổi mỗi ngày giúp giảm tình trạng thiếu máu trong cơ thể do trong trái ổi có chứa những dưỡng chất thiết yếu giúp tăng nồng độ hemoglobin trong máu.
Trị bệnh tiêu chảy
Quả ổi có tác dụng điều trị tiêu chảy rất tốt vì trong quả ổi có chất làm se (hợp chất hóa học có xu hướng làm co rút các thành phần khác trong cơ thể). Ngoài ra, hợp chất kiềm trong quả ổi có khả năng phòng chống và ngăn ngừa các vi khuẩn phát triển trong quá trình bệnh lỵ. Thêm vào đó, quả ổi có các chất carotenoids, vitamin C và potassium hỗ trợ cho việc chữa lành các trường hợp viêm dạ dày.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ
Bà bầu ăn ổi giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường và cân bằng, do đó giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ – đây là căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại.
Trị chứng táo bón thai kỳ
Ổi rất giàu chất xơ giúp thông ruột, do đó sẽ giúp ngăn ngừa táo bón trong thời kỳ mang thai. Một quả ổi cỡ vừa có thể cung cấp 36% lượng chất xơ hàng ngày cho cơ thể.

Chú ý khi ăn ổi

Ổi là loại trái cây được phụ nữ ưa thích vì vị thơm ngon của nó. Tuy nhiên, “tính tình” nóng – mát của ổi lại phụ thuộc vào giống. Loại ổi Thái, ổi xá lỵ nhiều nước, ít ngọt, vị chua tính mát, nhưng nếu ăn cả vỏ sẽ có nguy cơ bị “tác dụng phụ” là táo bón.
Còn ổi sẻ ngọt nhưng ăn nhiều sẽ bị nóng trong. Chính vì vậy, khi mẹ bầu chọn mua ổi về ăn thì nhớ lựa chọn những loại ổi ít gây nóng và tốt nhất là không nên ăn ổi cả vỏ.
Ngoài ra, bà bầu cũng không nên ăn quá nhiều ổi trong quá trình mang thai.Hạt ổi có thể khiến bà bầu khó tiêu và nguy cơ vướng vào ruột thừa. Khi viêm ruột thừa, thai phụ phải được phẫu thuật và khi đó nguy cơ dẫn đến sẩy thai, sinh non.
Qua bài viết bà bầu có nên ăn ổi không của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Xem thêm:

More aboutBà bầu có nên ăn ổi không?

Bà bầu có nên ăn hồng không?

Người đăng: Hoang Vu

Hồng là một loại quả được rất nhiều người ưa thích, không những ngon, ngọt mà còn mang đến cho chúng ta những ích lợi về sức khỏe, vẻ đẹp mà ít ai biết! Vậy bà bầu có nên ăn hồng không?

Bà bầu có nên ăn hồng không?

Hồng có vị ngon và ngọt. Nó là một loại trái cây nhiều dinh dưỡng và trẻ tiền. Hồng chứa các loại vitamin và nguyên tố vi lượng như kali, sắt, magiê, canxi và phốt pho. Giá trị dinh dưỡng và dược liệu của nó là thích hợp cho phụ nữ mang thai. Mặc dù hồng có dinh dưỡng cao và hiệu ứng y tế, nó cũng có nhược điểm. Ba bau an qua hong có thể gây táo bón và có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Vì vậy, hãy mỗi quả hồng trong mỗi bữa ăn thích hợp.

Xem thêm: 

images (2)

Những lợi ích từ quả hồng đối với bà bầu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu ăn hồng rất tốt cho sức khỏe.
Như một mỹ phẩm làm đẹp da: Vì chứa nhiều Vitamin C, A, chất sắt giúp da hồng hào và duy trì thành phần đúng của máu, cải thiện sức khỏe làn da và tóc.
Hồng giúp bà bầu “làm nhẹ” dạ dày, giảm chứng đầy hơi hoặc trị táo bón. Chất xơ có trong hồng là loại chất xơ pectin, có tác dụng kiểm soát sự thèm ăn một cách tự nhiên, điều chỉnh lượng đường trong máu, giữ chúng ở mức ổn định.
Trong quả hồng còn chứa nhiều chất catechins và polyphenolic có tác dụng chống oxy hóa mạnh, kháng viêm, chống nhiễm trùng hiệu quả.
Ngoài ra, hồng giúp bà bầu tăng cường hệ tiêu hóa.
Quả hồng giàu chất xơ và tannin dồi dào, có tác động tích cực đến quá trình hoạt động của nhu động ruột, giúp ngừa tiêu chảy một cách hữu hiệu, cải thiện hệ tiêu hóa. Một quả hồng bình thường chứa tới 6g chất xơ, đảm bảo khoảng ¼ lượng chất xơ bạn cần hàng ngày.
Có tác dụng lợi tiểu: Chỉ cần 3 – 4 quả hồng mỗi ngày có thể giúp làm ổn định huyết áp mà không cần dùng thuốc, vì vậy những người bị bệnh cao huyết áp được khuyên nên ăn hồng.
Hồng ngừa bệnh ung thư: Vì hồng có hàm lượng beta caroten cao, các hợp chất như sibutol và axit betulinic được nghiên cứu có tác dụng kháng ung thư.
Chống lão hóa: Một nghiên cứu mới tại Nhật Bản đã chứng minh tác dụng chống lão hóa của hồng nhờ nhóm hợp chất proan – thocyanidin có nhiều trong lớp vỏ, giúp bảo vệ tế bào không bị oxy hóa, củng cố thị lực.

Chú ý cho bà bầu khi ăn hồng

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, với người tiêu dùng, về mặt cảm quan rất khó phát hiện được liệu quả hồng được ngâm nước bình thường hay là ngâm có hóa chất.
Vì vậy, khi mua quả hồng, bà bầu nên mua ở những nơi uy tín. Khi mua chọn nên chọn những quả hồng già, quả còn nguyên núm, không dập nát, không vết thâm nhũn.
Quả hồng già thường có cuống đen, hơi cong, da căng bóng. Nhìn quả hồng có vỏ màu hơi ửng vàng. Thêm nữa, khi mua mọi người có thể ăn thử xem quả hồng đã chín chưa, có bị chát không. Nếu bị chát thì quả hồng vẫn còn non, giá trị dinh dưỡng của quả hồng này sẽ thấp hơn rất nhiều so với quả hồng đã đến tuổi thu hoạch.
Còn theo kinh nghiệm của một số người chuyên bán hồng thì quả hồng ngon sẽ có da bóng, trơn, nhẵn. Tránh chọn những quả có vết thâm, bị nứt và dập nhũn hoặc bị rụng mất núm. Quả hồng bị chát thường là những quả được vặt non.
Qua bài viết bà bầu có nên ăn hồng không của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Ban chưa biết:

More aboutBà bầu có nên ăn hồng không?

Bà bầu có nên ăn mực không?

Người đăng: Hoang Vu

Mang thai là điều hạnh phúc vô bờ bến của mỗi bà mẹ. Điều mà rất nhiều bà bầu băn khoăn trong giai đoạn mang bầu nên thức ăn gì và nên kiêng cử những thức ăn nào? Nhiều người lớn cho rằng bà bầu không nên ăn mực, nhưng món mực là món được nhiều ưa thích. Vậy bà bầu có nên ăn mực không?

Dinh dưỡng từ mực tươi

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mực là thực phẩm vô cùng giàu protein, kẽm, đồng, các loại vitamin, canxi, omega-3, iốt.. Các chất dinh dưỡng có trong mực cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đồng thời còn nhiều tác dụng đối với sức khỏe, cụ thể:
  •  Giúp cơ thể hấp thu và sử dụng sắt: Mực có thể cung cấp cho cơ thể một lượng lớn đồng (mực chứa 90% đồng), một chất khoáng đóng vai trò quan trọng trong sự hấp thụ, lưu trữ và trao đổi chất của sắt và sự hình thành hồng cầu. Thiếu máu có thể là biểu hiện của thiếu đồng.
  •  Giảm bệnh đau nửa đầu: Trong mực có chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin B2 – một loại vitamin có thể giúp làm giảm đi các cơn đau nửa đầu. Bổ sung nhiều vitamin B2 trong các loại thực phẩm khác cũng hỗ trợ việc ngăn ngừa chứng đau nữa đầu vô cùng hữu ích.
  •  Củng cố xương và răng: Cũng giống như cá và tôm, mực cũng chứa nhiều phốt pho. Phốt pho hỗ trợ can xi trong việc xây dựng xương và răng. Bà bầu ăn mực giúp xương trẻ phát triển chắc khỏe.
  •  Giúp thư giãn thần kinh và cơ bắp: Magie có trong mực là một loại khoáng chất có tác dụng thư giãn thần kinh và cơ bắp. Trong vài năm gần đây các nhà khoa học nhận thấy những người đặc biệt là phụ nữ được cung cấp đủ B6 và magie giảm rõ rệt hội chứng cáu bẳn, khó ở và họ tiếp nhận cuộc sống lạc quan hơn hẳn so với những người bị thiếu hụt hai thành phần trên.
  •  Giảm huyết áp: Ăn vài con mực và sau đó là 1 quả chuối hoặc bơ để cung cấp kali cho cơ thể – một khoáng chất được biết đến với tác dụng giảm huyết áp mạnh mẽ.

Bà bầu có nên ăn mực không?

Theo thông tin cho biết, chưa có nghiên cứu nào cho thấy bà mẹ bị cấm ăn mực khi mang thai hoặc ăn mực bị sảy thai cả, nhưng cũng không thể nói là bà mẹ ăn sẽ được an toàn cho trẻ. Để đảm bảo điều an toàn nhất, mẹ mang thai vẫn ăn bình thường, nhưng hạn chế trong 3 tháng đầu không nên ăn.
Nói về độ dinh dưỡng, mực chứa nhiều protein, omega-3, kẽm, đồng, vitamin B và i-ốt có thể giảm đau nửa đầu, hàm lượng phốt pho thì lại giúp hỗ trợ đắc lực canxi trong việc hình thành xương và răng. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Hiệp hội người tiêu dùng bang Penang Malaysia (CAP), trong 9 mẫu mực và hải sản khô khác được kiểm tra thì 6 mẫu có hàm lượng cadmium vượt quá mức cho phép. Vì vậy, bà bầu nên hạn chế ăn mực để tối đa để bảo vệ sức khỏe thai nhi.
Thực tế cho thấy, hầu hết các loại hải sản đều có chứa thủy ngân, nhưng tùy vào mỗi loại mà chúng ta cần nên tránh.Bởi thủy ngân là chất rất độc hại, khi bị tích tụ trong cơ thể sẽ biến thành chất Methylmercury – là hợp chất có thể gây hại cho thai nhi và cả trẻ sơ sinh. Bà bầu có thể được ăn mực bình thường, nhưng không nên ăn quá nhiều và ăn ít để xem phản ứng như thế nào

Xem thêm:

images (1)

Món ngon từ mực

Mực hấp gừng đậm đà bà bầu nên thử
Để mực thơm ngon mà đậm đà hương vị gừng thì các mẹ nên chọn nguyên liệu tuyệt vời nhất. Hôm nay, mình chỉ chia sẻ cách làm món mực hấp gừng, còn phần nguyên liệu các bạn tự chuẩn bị nhé. Cách làm món mực hấp gừng đơn giản như sau:
– Mực sơ chế, nên rửa sạch cùng với nước có pha rượu trắng và gừng đập dập cho mực bớt tanh, khi hấp sẽ thơm ngon hơn. Cắt mực thành từng khoanh tròn dài 3cm, khứa nhẹ trên thân mật. Nếu mực cơm nhỏ thì để nguyên con nhé. Ướp mực với 1 thìa hạt nêm, 1 thìa nước mắm, ½ thìa bột ngọt trong 20 phút cho mực ngấm gia vị.
– Khi mực đã ngấm gia vị, trộn chung mực với gừng – ớt thái chỉ, hành thái khúc, cho vào xửng hấp cách thủy khoảng 10 phút tới khi mực vừa chín tới là được, bạn không nên hấp mực quá lâu sẽ khiến mực mất đi độ giòn ngon nhé. Bày món mực hấp hành gừng ra đĩa sao cho đẹp mắt.
Món mực ăn có ngon miệng và bắt mắt hay không còn phụ thuộc vào nước mắm chấm và ăn kèm rau sạch. Đấy cũng là những lưu ý mà các mẹ nên nhớ. Như vậy có được đĩa mực hấp tươi ngon sẽ là tăng thêm sự thay đổi khẩu phần ăn dành cho các bà bầu nhé.
Món mực chiên mắm thơm ngon
Mực chiên mắm về phần nguyên liệu cũng khá đơn giản bạn tự chuẩn bị được nhé. Phần nguyên liệu đã chuẩn bụ xong thì cách làm tiến hành như sau: Bắt chảo dầu nóng, cho mực vào chiên vàng đều các mặt với lượng lửa vừa nhỏ. Tiếp đó, bạn vớt mực ra một cái rổ nhỏ để cho khô dầu, đổ bớt dầu trong chảo chiên ra rồi phi thơm với 1 thìa hành, tỏi băm nhỏ (lượng tỏi nhiều hơn nhé) và một ít ớt bột;
Cho mực vào lấp đầy mặt chảo rồi rưới nước mắm đã pha sẵn lên đều khắp các con mực, vặn lửa thật nhỏ đến khi mực vừa sít nước chuyển sang màu vàng cánh gián đậm, nước mắm bao quanh mực là được. Tắt bếp, rưới ngò rí thái mịn và ½ thìa tiêu lên món ăn để tạo mùi thơm và độ hấp dẫn.
Qua bài viết bà bầu có nên ăn mực không của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Bạn cần biết:

More aboutBà bầu có nên ăn mực không?

Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn hải sản?

Người đăng: Hoang Vu on Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn hải sản? Thủy hải sản giàu axit béo omega 3, protein, sắt, canxi, rất hữu ích cho thực đơn dinh dưỡng khi mang thai. Tuy nhiên, không hẳn cứ ăn nhiều là tốt.

Cách ăn hải sản hợp lý đối với bà bầu

  • Bà bầu nên tránh những loại cá biển (chứa nhiều thủy ngân) như cá mập, cá kiếm, cá ngừ… Cá hồi có lượng thủy ngân thấp nên bạn vẫn có thể sử dụng (khoảng 1 bữa/tuần).
  • Không ăn cá sống, gỏi cá, món sushi… Các loại cá chưa được nấu chín dễ bị nhiễm khuẩn E.coli và sán nên có thể gây ngộ độc. Chỉ nên sử dụng những loại cá tươi và nấu chín kỹ trước khi sử dụng. Không nên ăn quá 350g cá/tuần (chia đều khoảng 3 bữa cá, mỗi bữa khoảng 100g).
  • Bạn có thể ăn luân phiên với các loại thủy hải sản khác như tôm, cua, trai, hến, ốc, sò… Một số loại thủy, hải sản giàu chất sắt, phòng chứng thiếu máu ở bà bầu: sò, tôm, cá mòi, trai…
  • Bà bầu không nên ăn nội tạng cá hay các loại dầu gan cá vì chúng chứa rất nhiều vitamin A. Một lượng lớn vitamin A từ cơ thể người mẹ có thể gây hại cho em bé.
  • Vì cá (tôm, cua…) cũng rất giàu chất đạm, bạn nên cân bằng hợp lý nguồn dinh dưỡng này với các loại thực phẩm khác như thịt gia súc, gia cầm. Nếu bữa cơm đã có món cá (tôm, cua…) thì bạn nên cắt giảm các món chứa thịt.
Xem thêm:
images (1)
Những loại hải sản thích hợp với bà bầu
Và dưới đây là danh sách loại hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp, tốt và an toàn cho sức khỏe của con người. Theo đó, bà bầu vẫn có thể sử dụng đa dạng các nhóm thực phẩm để đảm bảo thai nhi phát triển tốt, đồng thời tránh được những nỗi lo mập mờ, vô căn cứ về hải sản nói chung.
Cá hồi Alaska hoang daã
  • Cá rô phi
  • Cá đù Đại Tây Dương
  • Cá đối
  • Sò điệp
  • Hàu
  • Mực
  • Cua rang
  • Cá tuyết
  • Cá minh thái (Pollack fish)
  • Cá da trơn
  • Cá hương
  • Cá thu Đại Tây Dương
  • Cá bơn
  • Tôm
  • Tôm hùm đất luộc
  • Cá mòi
Lưu ý: Động vật có vỏ có thể gây một số nguy cơ bệnh tật cho cơ thể, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về cơ địa của bản thân để quyết định sử dụng hay không.
Những điều cần tránh khi bà bầu ăn hải sản
Dù hải sản giàu protein và omega – 3 axit, những dưỡng chất có lợi cho thai phụ, những rắc rối vẫn có thể xảy ra.
Chất béo omega 3 axit có trong đồ biển rất có lợi với sức khỏe nói chung và bà bầu nói riêng. Đặc biệt còn giúp cho thai nhi phát triển trí não một cách toàn diện tối đa có thể.
  • Tránh ăn cá chứa nhiều thủy ngân
Tuy nhiên, cá chưa được nấu chín kỹ, chưa qua chế biến, gỏi cá là những món ăn mà thai phụ tuyệt đối nên nói “không”.
Bởi lẽ trong những món ăn này còn tiềm ẩn rất nhiều loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe (vi khuẩn salmonella, sán, giun…).
Đặc biệt, do hàm lượng thủy ngân có thể có ở ao, hồ, sông, suối và biển, khi thủy ngân được tích tụ trong nước sẽ biến đổi thành methylmercury – một độc tố có thể ngấm vào cơ thể cá hoặc các loại sinh vật dưới nước, khiến cá ăn và hấp thụ vào cơ thể.
Chất hóa học Methylmercury rất nguy hiểm với thai nhi, trẻ nhỏ có thể phá hủy quá trình phát triển của hệ thần kinh, gây nên dị tật bẩm sinh.
Vậy thai phụ khi ăn đồ hải sản cần lựa chọn kỹ càng. Cần tránh ăn các loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu (loại lớn), cá kình…
  • Mỗi tuần nên ăn 340 gr hải sản
Một nghiên cứu được tiến hành năm 2002 bởi các chuyên gia sản khoa người Anh cho thấy, phụ nữ ăn cá đều đặn thường xuyên trong giai đoạn đầu mang thai sẽ giúp giảm nguy cơ sinh non và sinh trẻ thiếu cân.
Minh chứng từ một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng ăn cá thường xuyên trong thời điểm mang thai cũng là cách kích thích trí thông minh và chỉ số IQ của bé về sau.
Viện Nghiên cứu Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 340gr hải sản mỗi tuần, đặc biệt ưu tiên món cá. Ngoài cá, bạn cũng có thể ăn bổ sung các loại đồ ăn hải sản khác như tôm, cua.

Bạn cần biết:

More aboutBà bầu 3 tháng đầu có nên ăn hải sản?

Mang bầu có nên ăn mướp đắng?

Người đăng: Hoang Vu

Mang bầu có nên ăn mướp đắng? Mướp đắng tuy được coi là một thực phẩm rất tốt giúp giải nhiệt trong mùa hè nhưng trong dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai không nên có mướp đắng vì chúng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và có thể gây hư thai…


Tác dụng của mướp đắng

Kích thích ăn uống, tiêu viêm, thoái nhiệt: Mướp đắng giúp kiện tỳ khai vị (kích thích chức năng tiêu hóa); Alkaloid trong mướp đắng có công hiệu lợi niệu hoạt huyết (lợi tiểu, máu lưu thông); tiêu viêm thoái nhiệt (chống viêm, hạ sốt); thanh tâm minh mục (mát tim sáng mắt).
Phòng chống ung thư: Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong mướp đắng giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư; Nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các thực bào.
Giảm thấp đường huyết: Nước cốt mướp đắng tươi, có tác dụng hạ đường huyết tốt, là món ăn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường.
Món ăn – bài thuốc từ mướp đắng:
Tên khoa học: Momordica charantia L., thuộc họ Hồ lô (Cucurbitaceae). Miền Nam gọi là khổ qua. Mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh).
Mướp đắng trộn rau cần: Mướp đắng 150g; rau cần 150g, tương mè; tỏi nhuyễn mỗi thứ với lượng vừa. Trước tiên gọt bỏ vỏ, ruột mướp đắng cắt thành sợi nhỏ, trần qua nước sôi, rồi lại dùng nước lạnh dội qua, để ráo nước, sau đó trộn mướp đắng với rau cần, nêm thêm các vật liệu. Món ăn có tác dụng mát gan giảm huyết áp, thích hợp dùng cho người bệnh cao huyết áp.
Trà mướp đắng: Mướp đắng 1 quả, trà xanh với lượng vừa. Mướp đắng cắt bỏ một phần trên, móc bỏ ruột, nhét trà xanh vào, treo trái mướp đắng ở nơi thoáng gió; một thời gian sau, lấy xuống, rửa sạch, cùng trà cắt nhuyễn, trộn đều, mỗi lần lấy 10g cho vào một tách, hãm với nước sôi. Món trà này có tác dụng thanh nhiệt giải thử (làm mát chống say nắng); miệng khát phiền nhiệt.
Nước mướp đắng: Mướp đắng tươi 500g. Trước tiên rửa sạch mướp đắng, cắt lát, cho vào nồi, thêm 250ml nước, nấu khoảng 10 phút. Nước nấu mướp đắng có công hiệu thanh nhiệt sáng mắt, thích hợp dùng cho người bệnh can hỏa (gan nóng) bốc lên, mắt đỏ sưng đau.

Xem thêm:


 Lợi ích của mướp đắng
– Thành phần folate cao: Là một trong những chất dinh dưỡng cực kỳ quan trong trong thai kỳ, folate có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi. Mướp đắng chứa hàm lượng folate khá cao, chiếm 25% nhu cầu folate mỗi ngày của mẹ bầu.
– Ngăn ngừa táo bón và trĩ: Khi mang thai, không ít thì nhiều, mẹ bầu phải “gánh” những khó chịu do táo bón và trĩ mang lại. Là một loại rau củ, lượng chất xơ dồi dào trong mướp đắng đủ để đáp ứng nhu cầu và giúp mẹ giảm bớt những nỗi lo về 2 triệu chứng khó chịu này.
– Hạn chế tiểu đường thai kỳ: Mướp đắng chứa charatin, khoáng chất có tác dụng ngăn ngừa tiểu đường hiệu quả. Không chỉ đối với tiểu đường thai kỳ, những người bị tiểu đường mãn tính cùng được khuyên nên thêm mướp đắng vào thực đơn của mình để ổn định đường huyết.
– Tăng cường hệ miễn dịch: Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch suy yếu, dễ trở thành đối tượng tấn công của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Bổ sung vitamin C khi mang thai giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương của cơ thể. Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng khả năng hấp thụ sắt và canxi hiệu quả. Chứa nhiều vitamin C, mướp đắng đáp ứng 50% nhu cầu vitamin C mỗi ngày của bà bầu.
– Giá trị dinh dưỡng cao: Ngoài các dưỡng chất trên, mướp đắng còn có rất nhiều vitamin và khoáng chất khác. Kẽm, mangan, kali, sắt tất cả đều là các loại vitamin và khoáng chất quan trọng cho mẹ và bé trong thời gian này.

Mướp đắng với bà bầu

  • Mướp đắng tuy chúng có vị rất đắng nhưng lại chứa gần như tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người như phốt pho, mangan, kẽm và magiê,… Ngoài ra, mướp đắng cũng chứa nhiều vitamin B1, B2, B3, vitamin C và là một nguồn phong phú của can-xi, sắt và beta-caroten.
  • Không thể bổ sung dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai bằng mướp đắng vì có thể gây tiêu chảy.
  • Việc ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày. Và trong dinh dưỡng cho phụ nữ mang thia không nên có mướp đắng, đó là điều mà các chuyên gia dinh dưỡng luôn đặc biệt nhắc nhở.
    Nguyên nhân là do mướp đắng rất ít chất xơ và chất béo, không phù hợp với chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài ra, phụ nữ mang thai ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết. Hơn nữa, các hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine – một độc tố có khả năng gây ra hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với những bà bầu nhạy cảm.
  • Do mướp đắng có thể kích thích tử cung dẫn đến sinh non nên không là thực phẩmdinh dưỡng cho phụ nữ mang thai.
  • Một nguyên nhân nữa mà các chuyên gia khuyên trong ding dưỡng cho phụ nữ mang thai không nên có mướp đắng là vì mướp đắng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ khi đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Đó các lý do tại sao các chuyên gia luôn luôn khuyên là: Trong dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai không nên có mướp đắng. Nếu khi mang thai bạn không tìm hiểu thông tin mà ăn loại thực phẩm này sẽ rất nguy hiểm..
Tuy được coi là một thực phẩm giải nhiệt mùa hè nhưng phụ nữ mang thai và cho con bú hoàn toàn không nên ăn mướp đắng vì chúng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và có thể gây hư thai…
Thực tế, có nhiều phụ nữ không biết có nên ăn mướp đắng trong khi mang thai hoặc khi đang cho con bú hay không vì mướp đắng được coi vừa là một thực phẩm và loại thuốc dân gian quý giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
Tuy được coi là một thực phẩm giải nhiệt mùa hè nhưng phụ nữ mang thai và cho con bú hoàn toàn không nên ăn mướp đắng vì chúng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và có thể gây hư thai…
Tuy chúng có vị rất đắng nhưng những quả mướp đắng lại chứa gần như tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người như phốt pho, mangan, kẽm và magiê. Nó cũng được coi là một thực phẩm dồi dào nhất có chứa thiamin, foliate và riboflavin. Ngoài ra, mướp đắng cũng chứa nhiều vitamin B1, B2, B3, vitamin C và là một nguồn phong phú của can-xi, sắt và beta-caroten.
Tuy được coi là một thực phẩm giải nhiệt mùa hè nhưng phụ nữ mang thai và cho con bú hoàn toàn không nên ăn mướp đắng vì chúng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và có thể gây hư thai…
Do nó có nhiều giá trị dinh dưỡng tuyệt vời như vậy nên người ta hay ăn sống mướp đắng để giữ các giá trị dinh dưỡng dễ mất đi nếu gia nhiệt.
Việc ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày. Và nó cũng là loại thực phẩm mà phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế.
Nguyên nhân là do mướp đắng rất ít chất xơ và quá ít chất béo, không phù hợp cho chế độ dinh dưỡng của bà bầu và phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, việc ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết. Lại thêm, các hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine – một độc tố có khả năng gây ra hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với người nhạy cảm.
Bên cạnh đó, mướp đắng cũng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Lưu ý khi ăn mướp đắng
Mướp đắng có chứa những chất alkaloid như quinine và morodicine có thể gây độc cho một số người. Các triệu chứng ngộ độc bao gồm buồn nôn, đau bụng, mặt đỏ, tiết nước bọt liên tục, giảm thị giác, tiêu chảy, yếu ớt…
Tiêu thụ một lượng lớn mướp đắng có thể dẫn tới tiêu chảy, đau bụng và rối loạn tiêu hóa khác.
Một chất có tên vicine có trong hạt mướp đắng có thể gây ngộ độc ở một số cơ địa nhạy cảm. Bởi thế, trẻ em và phụ nữ mang thai nên tránh ăn phải hạt mướp đắng. Khi chế biến và đun nấu, cần loại bỏ hoàn toàn hạt mướp đắng.
Vị đắng của mướp đắng có thể kích thích co bóp tử cung và gây sinh non trong một số trường hợp.
Nếu bạn chưa từng ăn mướp đắng thì đừng cố gắng tập ăn khi đang mang thai. Tốt nhất bạn có thể hỏi bác sĩ về việc liệu có an toàn khi ăn mướp đắng trước khi muốn ăn món này.

Bạn chưa biết:

More aboutMang bầu có nên ăn mướp đắng?

Bà bầu có nên tập yoga không?

Người đăng: Hoang Vu

Bà bầu có nên tập yoga không? Tập thể dục, tập Yoga cho bà bầu hay massage cho bà bầu luôn là phương thức kỳ diệu không những mang lại cho bà bầu một thai kỳ khỏe mạnh mà còn giúp cho bà bầu vượt cạn một cách dễ dàng và nhanh chóng. Bà bầu mang thai tập yoga sẽ sở hữu một sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái, cải thiện được vóc dáng vì trọng lượng cơ thể không tăng quá nhiều. Tuy nhiên, tất cả các bài tập đều phải khoa học và theo sự hướng dẫn của chuyên gia tư vấn, tránh việc các bà bầu tự ý thực hiện các động tác không phù hợp ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Những người phụ nữ mang thai tập Yoga sẽ sở hữu một sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái, cải thiện được vóc dáng vì trọng lượng không tăng quá mức cần thiết, cơ thể linh hoạt hơn, thích nghi tốt trong nhiều tình huống khác nhau khi làm việc tay chân hay trí óc.
Khi mang bầu, thai nhi có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của thai phụ, đặc biệt vùng xương chậu, vì lúc này xương chậu phải chịu áp lực rất lớn. Lyện tập Yoga thường xuyên sẽ giúp dây chằng và các cơ bắp có độ đàn hồi tốt hơn. Mỗi một tư thế Yoga tác động thật sâu vào hệ thống tuyến nội tiết giúp người mẹ lấy lại sự cân bằng trong việc tiết ra hormone trong cơ thể, giảm thiểu khả năng bị chuột rút, giảm thiểu tình trạng đau nhức cơ thể, những rắc rối, phức tạp trong thời gian mang thai như dị ứng, buồn nôn, phù nề….mỗi chuyển động của một động tác đều vận hành theo hơi thở của thai phụ, đi sâu vào thần kinh, tạo sự vững mạnh về tâm trí và tâm hồn.

Xem thêm:

download (10)
Theo báo cáo của những nhà nghiên cứu Ấn Độ thuộc quỹ nghiên cứu Yoga Vivekanada, những thai phụ luyện tập Yoga trong thời gian mang thai sẽ giảm thấp tỉ lệ sinh non. Tỷ lệ huyết áp cao cũng thấp hơn so với những người không tập Yoga. Các bài tập Yoga làm tăng lượng máu đến dạ con, duy trì một lượng nước ối an toàn, giảm sự di chuyển các hormone stress của người mẹ và giảm sự giải phóng các hormone gây ra hiện tượng sinh non. Đây là một trong những phương pháp giảm tỷ lệ sinh non, sinh con nhẹ cân .
Yoga cũng tốt cho cả thai nhi khi chào đời, em bé sinh ra có trọng lượng cân đối, thích nghi nhanh với môi trường, khỏe mạnh và dễ nuôi hơn. Ngoài ra nó còn giúp các bà mẹ cảm thấy thoải mái hơn để thích nghi với hoàn cảnh mới sau khi sinh, sức khỏe cũng được phục hồi nhanh hơn, giảm cân nhanh hơn, linh hoạt hơn không cảm thấy sức ỳ vào thời kỳ hậu sản.

Tuy nhiên, bạn cần để ý một vài điều sau:

  • Khi thực hành tư thế vặn mình, nên vặn từ vai và lưng, tránh vặn từ thắt lưng để không tạo áp lực lên bụng. Vặn mình giúp bạn thoải mái, nhưng vặn quá nhiều sẽ không tốt cho thai nhi.
  • Với những động tác uốn cong người về phía trước, xoay hông, ưỡn ngực và kéo giãn cột sống từ đỉnh đầu xuống đến xương cụt sẽ tạo ra không gian rộng hơn để các xương sườn di chuyển, nhờ đó thai phụ thở dễ dàng hơn.
  • Nếu bạn đang tham dự một lớp học yoga bình thường, không dành riêng cho phụ nữ mang thai, nên nói với huấn luyện viên là bạn đang mang thai và đang ở tam cá nguyệt thứ mấy của thai kỳ.
  • Kể từ tam cá nguyệt thứ hai, bạn đừng tập bất kỳ tư thế nào liên quan đến lưng vì nó có thể sẽ làm giảm lượng máu đến tử cung.
  • Tránh tập những động tác làm căng cơ bắp quá nhiều, đặc biệt là vùng bụng. Nếu không, bạn sẽ phải chịu đựng sự căng thẳng, căng cơ và các cơn đau khác do tác dụng của hormone relaxin gây ra để mở rộng tử cung và làm mềm các mô liên kết.
  • Tư thế đứng tấn: Giữ xương chậu cố định, vùng bụng và xương cụt hơi hạ xuống thấp, tư thế này giúp thư giãn cơ mông và các cơ gấp ở hông nhằm giảm bớt hoặc ngăn chặn những cơn đau hông lan xuống mặt sau của chân, một tác dụng phụ thường gặp trong thai kỳ. Nó còn giúp ngăn ngừa tổn thương cho các mô liên kết ổn định ở xương chậu của thai phụ.
  • Nếu đang rướn người về phía trước trong khi ngồi, bạn nên đặt một chiếc khăn hoặc dây đeo yoga sau bàn chân và giữ hai đầu khăn. Uốn cong người từ hông và nâng ngực để tránh chèn ép bụng. Nếu bụng quá lớn, bạn thử đặt một chiếc khăn cuộn lại dưới mông để nâng cao cơ thể, chân mở rộng hơn, cách này tạo không gian lớn hơn để dễ đưa bụng về phía trước.
  • Từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi, khi trọng lượng bắt đầu thay đổi, bạn nên đứng với tư thế gót chân chạm vào tường hoặc sử dụng một chiếc ghế đỡ để hỗ trợ nhằm tránh nguy cơ mất cân bằng gây thương tích cho bạn và thai nhi.
  • Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi thai phụ tập yoga trong phòng kín và quá nóng, sức nóng tỏa ra có thể gây nguy hiểm đối với sự phát triển của thai nhi.
  • Lắng nghe cơ thể: Nếu bạn cảm thấy khó chịu, nên dừng tập. Có thể bạn cần điều chỉnh một số tư thế cho phù hợp vì cơ thể đã thay đổi. Một huấn luyện viên chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tùy chỉnh các động tác cho từng giai đoạn của thai kỳ.
Trường hợp không nên tập Yoga.
  • Ngộ độc thai nghén.
  • Có nguy cơ sẩy thai.
  • Hay chóng mặt, buồn nôn và nôn nhiều, huyết áp cao, huyết áp thấp và tuột huyết áp.
  • Có tiền sử sinh non.
Tuy nhiên những bài tập nhẹ nhàng như bài tập hít thở, thư giãn…, vẫn an toàn và rất tốt, nó giúp bạn an tâm, bình tĩnh và tự tin lúc sinh nở.
Chuẩn bị cho một buổi tập Yoga.
  • Không gian tập yên tĩnh, không có gió lùa, mở cửa sổ cho thoáng khí, không có khói nhang.
  • Tập trên nền phẳng, rộng để có thể nằm thảng lưng, không tập trên giường hay trên đệm, không nên đi tất, tránh tiếp xúc trực tiếp với nền nhà, nên trải một tấm thảm dưới nền khi tập.
  • Không tập lúc quá no hoặc quá đói. Tuy nhiên 1 chút nước trong lúc tập cũng giúp thai phụ tránh được hiện tượng thiếu nước và những cơn co bóp dạ con.
  • Nên mặc áo thun để tiện cho di chuyển và thực hiện các động tác.
  • Không được đeo kính, không nên sử dụng nước hoa khi tập.
  • Tập trung tư tưởng và đừng để bị chi phối bởi bất kỳ điều gì.
Bạn cần biết:
More aboutBà bầu có nên tập yoga không?