Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không?

Người đăng: Hoang Vu on Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không? Trứng vịt lộn là loại thực phẩm được nhiều người Việt ưa chuộng vì nó mát nhưng bà bầu có ăn được trứng vịt lộn không là điều thắc mắc của nhiều người. Vì vậy các mẹ cần phải tìm hiểu kỹ trước khi ăn trứng vịt lộn.

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không?

Theo số liệu từ các nghiên cứu về dinh dưỡng, trung bình 1 quả trứng vịt lộn có chứa khoảng 13,5g protein, 12g lipid, 82mg canxi, 198g phospho; beta-carotenecác, vitamin nhóm A, vitamin nhóm B, vitamin C và sắt,… Tuy vậy, nó cũng chứa tới gần 600mg cholesterol. Vì vậy, dù mang nhiều dinh dưỡng có lợi cho mẹ và bé, bà bầu cũng không nên ăn nhiều trứng vịt lộn vì sẽ khiến lượng cholesterol tăng cao đồng thời dễ gây tăng cân quá mức, béo phì hay mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường,…
Tuy nhiên, chính vì nó rất giàu dinh dưỡng, do vậy không nên ăn hàng ngày.
Trứng vịt lộn không có hại nhưng do lượng đạm cao, ăn nhiều chậm tiêu, sinh nhiều cholesterol. Giai đoạn cuối thai kỳ lại càng phải lưu ý vì bà bầu “nạp nhiều năng lượng” quá cũng không tốt.
Bạn không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn cả trong quá trình giảm cân sau sinh vì nó rất giàu chất dinh dưỡng. Trứng vịt lộn có thể khiến bạn tăng cân nhanh hơn là giảm cân vì thế bạn nên cân nhắc khi sử dụng loại thực phẩm này.
Xem thêm:

images (2)

Những lưu ý khi ăn trứng vịt lộn

– Không ăn nhiều vào thai kì đầu và cuối: Thời gian này cơ thể mẹ không cần cung cấp quá nhiều năng lượng, vì thế ăn trứng vịt lộn có thể gây thừa cân và dư vitamin A không tốt cho thai nhi. Vào thai kì cuối, chức năng tiêu hóa lúc này không được “nhanh nhạy” như bình thường khiến bà bầu bị khó tiêu, đầy bụng.
– Chỉ nên ăn 2 quả/tuần: Để đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng, mẹ bầu không nên ăn quá 2 quả trứng vịt lộn mỗi tuần và không ăn cùng lúc để việc tiêu hóa diễn ra tốt hơn và không sản sinh quá nhiều cholesterol trong máu.
– Thông thường, trứng vịt lộn được ăn kèm rau răm, gừng, tiêu nhưng các loại gia vị này dùng nhiều đều không tốt cho thai phụ, dễ làm tăng nguy cơ sảy thai. Vì thế, mẹ chỉ nên dùng kèm rất ít gia vị thôi nhé!
– Nên ăn vào buổi sáng: Trứng vịt lộn giàu dinh dưỡng và đặc biệt nhiều đạm nên rất khó tiêu, vì thế nên ăn vào buổi sáng thay vì buổi tối để tránh cảm giác đầy bụng, “óc ách” trong bụng dẫn đến khó ngủ, mệt mỏi.
– Những mẹ bầu bị tiểu đường thai kì, cao huyết áp, thừa cân hay mắc bệnh tim mạch không nên ăn trứng vịt lộn.
– Cần luộc chín kĩ trước khi ăn.
– Ngoài trứng vịt lộn thì trứng gà lộn, trứng cút lộn cũng có giá trị dinh dưỡng tương tự hoặc cao hơn, nên mẹ bầu cũng cần ăn giới hạn như trứng vịt lộn vậy.
Ăn nhiều trứng vịt lộn còn có thể gây đầy bụng, khó tiêu và thậm chí có thể ảnh hưởng trầm trọng tới thai nhi trong bụng, bởi trứng lộn rất giàu vitamin A và beta-carotene. Vitamin A cần thiết cho sự phát triển của em bé trong bụng, nhưng nếu dư thừa có thể khiến thai nhi bị ngộ độc, dị dạng, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì
Qua bài viết bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Bạn chưa biết:

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét